Mua vé máy bay mùa tết: 'Chọn mặt gởi vàng'!

15:30 |
Với mạng đường bay rộng khắp, kênh phân phối đa dạng, nhiều lựa chọn và tiện ích, từ lâu Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (VNA) đã trở thành người bạn đồng hành quen thuộc trên mọi chặng đường của nhiều hành khách.

Ngày nay, cùng với việc nhu cầu đi lại bằng máy bay trở nên phổ biến thì số lượng các đại lý bán vé máy bay cũng tăng trưởng đáng kể. Theo ghi nhận của PV cho thấy hiện nay có rất nhiều đại lý để bảng “tự xưng” là đại lý chính thức cho VNA khiến nhiều khách hàng đã tin tưởng mua vé và không lường trước được các tình huống “bất đắc dĩ” mà mình sẽ gặp phải khi thực hiện hành trình.

Những vụ việc hành khách khiếu nại lên VNA về việc “bị lừa” khi mua vé máy bay tại các đại lý “tự xưng” nêu trên có thể quy thành 2 trường hợp như sau:

1. Đại lý “tự xưng” thu tiền vé của khách với mức giá cao, nhưng lại xuất vé cho khách ở mức giá thấp hơn với nhiều hạn chế đi kèm. Nếu khách có một hành trình suôn sẻ sẽ không phát hiện ra sự chênh lệch này. Nhưng vì lý do nào đó, khách hàng có nhu cầu thay đổi ngày, giờ bay đáng lẽ được miễn phí theo mức giá cao đã mua thì lại phải trả thêm phí thay đổi đặt chỗ và chênh lệch giá.

2. Đại lý “tự xưng” thu tiền vé máy bay từ phía khách hàng nhưng thực tế không xuất vé hoặc xuất vé nhưng sau đấy lại hoàn vé máy bay để lấy tiền. Trường hợp này được hiểu là khách đã bỏ tiền ra nhưng mua phải “vé giả hoàn toàn”, và dĩ nhiên khách không có tên trong danh sách trên chuyến bay của VNA.

Trên đây là 2 trường hợp thường gặp gây ra những thiệt hại đáng kể về thời gian và tiền bạc mà hành khách gặp phải đặc biệt trong 2 mùa cao điểm hè và Tết, khi mua ve may bay tại các cơ sở không phải là đại lý chính thức của VNA.

Hiện nay, thị trường bán vé máy bay toàn quốc có đến hàng ngàn điểm bán vé máy bay, trong đó có nhiều đại lý không phải là đại lý chính thức của VNA nhưng vẫn treo biển hoặc trưng logo của hãng với thông tin là đại lý bán vé cho hãng. Trên thực tế, riêng tại khu vực miền Nam ngoài 10 phòng vé là các điểm giao dịch chính thức đại diện cho VNA giải quyết các vấn đề liên quan đến chỗ và vé của khách như: cung cấp thông tin về chuyến bay, đặt chỗ, đặt dịch vụ đặc biệt, xuất vé mays bay, hoàn, huỷ, đổi vé cho khách, VNA còn có 218 đại lý chính thức trải khắp các tỉnh thành khu vực miền Nam với những quy định cụ thể, nghiêm ngặt trong quản lý.

Nhằm hỗ trợ khách hàng trong viêc nhận biết đại lý chính thức của hãng, VNA cũng đã đưa ra một số lưu ý đối với hành khách như sau:

1. Khách hàng có thể tra cứu danh sách của các đại lý chính thức của VNA tại website www.vietnamairlines.com, chọn mục "Đối tác bạn hàng", chọn tiếp "Đại lý tại Việt Nam" và tùy vào khu vực mà khách hàng có nhu cầu, khách hàng chọn miền Bắc, Trung hoặc Nam, danh sách đại lý sẽ hiển thị ra gồm tên đầy đủ, địa chỉ và số điện thoại của từng đại lý. Quý khách cũng có thể liên hệ trực tiếp đến tổng đài 08 38 320 320 để được tư vấn.

2. Bảng hiệu đại lý chính thức của VNA: được treo bên ngoài với hình ảnh logo hoa sen vàng trên nền xanh đặc trưng, trên bảng hiệu có ghi đầy đủ thông tin chi tiết về tên và địa chỉ khớp với giấy chứng nhận đại lý được treo phía trong đại lý.

Bảng hiệu chính thức của Vietnam Airlines với màu xanh đặc trưng

3. Giấy chứng nhận đại lý chính thức của VNA: được chuẩn hóa và chỉ được cấp cho các đại lý chính thức của VNA. Giấy chứng nhận đại lý hiện đã được bố trí treo tại các đại lý của VNA tại khu vực miền Nam, là tiêu chí chuẩn nhất để nhận biết đại lý chính thức của hãng. Trên giấy chứng nhận, địa chỉ phải trùng khớp với địa chỉ tại bảng hiệu bên ngoài đại lý.

Giấy chứng nhận đại lý chính thức của Vietnam Airlines

Read more…

CÁC HÃNG HÀNG KHÔNG CHỌN AIRBUS HAY BOEING?

09:29 |
Cuộc đại chiến truyền kiếp trên bầu trời giữa hai đại gia Airbus và Boeing chưa bao giờ hết nóng.


Các hãng hàng không chọn Airbus hay Boeing?

Trong suốt hơn 20 năm qua, những chiếc phi cơ phản lực của Boeing và Airbus đã làm bá chủ của bầu trời rộng khắp thế giới. Không một hãng nào khác có cơ hội được chen chân vào cuộc chiến không khoan nhượng giữa hai công ty này. Bất kỳ khi nào có cơ hội là mỗi bên lại tận dụng để hạ gục đối thủ và giành quyền thống trị bầu trời. Cuộc chiến dai dẳng này không thể kết thúc nhờ thiết kế máy bay hay sự hơn kém trong các đơn hàng, bởi lẽ hai công ty luôn không ngừng cải tiến kỹ thuật và giá. Đồng thời hai bên cũng lần lượt tố nhau trước WTO vì đã nhận hỗ trợ từ chính phủ hai bên.

Airbus - Máy bay là phải rộng

Hãng máy bay Airbus ra đời năm 1960.Tuy nhiên, công ty Airbus hiện tại chính thức được hình thành vào năm 1999, từ sự kết hợp của các nhà sản xuất máy bay, bao gồm Công ty An ninh hàng không và vũ trụ châu Âu (EADS), và Hệ thống BAE Anh Quốc. Tỷ lệ phân chia cổ phần ban đầu là EADS sở hữu 80% và BAE sở hữu 20%. Đến năm 2006, BAE đã bán số cổ phần của mình cho EADS. 

Hiện tại có khoảng 63.000 người đang làm việc cho Airbus tại 16 cơ sở tại Đức, Anh, Tây Ban Nha và Pháp. Nhà máy lắp ráp sản xuất cuối cùng của Airbus đặt tại vùng Toulouse của Pháp, Hamburg của Đức và Seville của Tây Ban Nha. Kể từ năm 2009, Airbus đã mở thêm một nhà máy tại Tianjin, Trung Quốc, và nhiều chi nhánh tại Nhật, Ấn Độ và Mỹ. Airbus đã tạo ra dòng máy bay dân dụng đầu tiên trang bị đầy đủ hệ thống điều khiển điện tử kỹ thuật số - Airbus A320 và hiện tại hãng đang giữ kỷ lục sản xuất loại máy bay chở khách rộng nhất - Airbus A380. 

Boeing - Máy bay nhẹ mới "mốt"

Năm 1910, William Boeing đã đặt nền móng đầu tiên cho ngành sản xuất máy bay, khi cho ra đời chiếc máy bay khung gỗ. Boeing đã sản xuất máy bay cho Mỹ trong suốt thế chiến thứ I và họ bắt đầu sản xuất máy bay khung kim loại từ những năm 1930 - 1940. Cho đến năm 1950, Boeing phát triển thế hệ đầu của máy bay động cơ phản lực. Một thập kỷ sau đó, Boeing ra mắt máy bay động cơ kép 737, chiếc máy bay mà sau đó đã trở thành mẫu đầu tiên của dòng máy bay nổi tiếng nhất của hãng. 

Những năm 1970 là khoảng thời gian khó khăn của Boeing, cho đến khi Boeing 747, chiếc máy bay với số lượng ghế ngồi lớn nhất trên thế giới ra đời. Trong suốt thập kỷ 90, Boeing bắt đầu liên doanh với những lĩnh vực khác như an ninh và các chương trình vũ trụ. Tất cả các nhà máy của Boeing đều được đặt tại Mỹ, bao gồm các bang Alabama, Arizona, California, Kansas, Missouri, Pennsylvania, South Carolina, Texas and Washington. 

Những mẫu máy bay thành công nhất hiện thời của Boeing là Boeing 747-8 và Boeing 777F. Bộ phận nghiên cứu và phát triển của Boeing thuộc nhóm dẫn đầu trong ngành công nghiệp hàng không vận tải, song vẫn cần phải cải tiến hơn nữa. Cuối cùng Boeing cũng trang bị hệ thống điều khiển điện tử kỹ thuật số, thay thế những thao tác điều khiển thủ công bằng những giao diện điện tử. Công nghệ này bổ sung thêm một đầu máy tính để tự động điều chỉnh và cân bằng mà không cần tác động từ phi công. 

Boeing là hãng đầu tiên sử dụng vật liệu phức hợp cho máy bay, khiến trọng lượng của máy bay nhẹ hơn, sau đó, dù có hơi muộn nhưng Boeing đã sử dụng 50% là vật liệu phức hợp cho máy bay 787 Dreamliner. Boeing hiện đang nghiên cứu để sử dụng ít nhất là 53% vật liệu phức hợp cho máy bay của hãng. 

Mỗi hãng lại sử dụng động cơ từ nhiều nhà sáng chế khác nhau. Kể từ model 737 - 300, Boeing đã lựa chọn General Electroníc, trong khi Airbus thì gắn liền với Rolls-Royce kể từ đời máy A340-500. 

Airbus A380 vs. Boeing 747: Tôi tiết kiệm hơn

Hai đối thủ cạnh tranh này không quá khác biệt về kích thước. Chiếc A380 cao 8,4m và rộng 7,15m trong khi chiếc 747 thì cao 7,81m và rộng 6,5m. Mỗi công ty lại khẳng định được ưu thế riêng biệt và vượt trội của mình. Airbus nói rằng chiếc A380 tiêu thụ năng lượng ít hơn khoảng 8% tính trên mỗi hành khách so với chiếc 747, A380 còn cần đường băng ngắn hơn khoảng 17% để có thể cất cánh và hạ cánh. Chiếc A380 cũng có một khoang rộng 478 m2 rộng hơn một nửa so với chiếc 747-8. 

Tuy nhiên, Boeing lại khẳng định rằng chiếc 747-8 nhẹ hơn đến 10% tính trên mỗi ghế và tiết kiệm được 11% tiêu thụ năng lượng tính trên mỗi hành khách. Hãng cũng nói rằng chiếc 747-8 còn tiết kiệm được 21% trong chi phí cho một chuyến bay và tỉ lệ tiết kiệm cho mỗi dặm bay là hơn 6% tính trên một hành khách. 

Dẫn lời từ các khách hàng của hai hãng máy bay, CEO của hàng không Singapore, ông Chew Choong Seng đã đồng tình với Airbus khi lên tiếng rằng, chiếc A380 đã có những thể hiện tốt hơn hẳn so với các máy bay khác, tiết kiệm được 20% tiêu thụ năng lượng tính trên mỗi hành khách, hiệu quả hơn hẳn chiếc 474-400.

Tuy nhiên, ông Time Clark của hãng hàng không Emirates lại nói rằng chiếc A380 lại tiết kiệm năng lượng hơn khi sử dụng Mach 0,86 so với khi dung Mach 0,83. Những nhà quan sát đã nhận ra rằng chiếc A380 bớt gây tiếng ồn hơn đến 50% so với chiếc 747-400 khi cất cánh. 

Những máy bay bán chạy nhất qua số liệu 

Kể từ khi Airbus trở thành đối thủ đáng gờm của Boeing từ năm 1974, Airbus đã bán được 15.559 chiếc máy bay tính đến thời điểm hiện tại. Chiếc máy bay đầu tiên của Airbus, A300 đã được sản xuất và bán ra trong suốt 34 năm, chiếc đầu tiên xuất xưởng năm 1974, cho đến đời cuối cùng là vào năm 2007. Cầu của A320 ở mức cao, với 5.755 đặt hàng từ 1988 đến hiện tại. Tiếp theo là cầu về những đời máy khác của A330 mà vẫn còn đang được sản xuất với 1.106 chiếc đã được bàn giao, bên cạnh chiếc A340 và 377. 

Boeing 737 vẫn còn nhận được số lượng lớn đặt hàng kể từ năm 1974 cho đến nay, trong đó có khoảng 7.755 chiếc đã được bàn giao. Riêng với dòng 747, đã có 1.474 chiếc được sản xuất và bàn giao, dòng 777 cũng có 1.139 chiếc được bán ra. 

Tính về model máy bay vẫn còn được sử dụng đến bây giờ, theo như Số liệu điều tra hàng không thế giới năm 2013: Hãng Boeing vẫn còn 148.717 chiếc đang được sử dụng, trong đó có 109 chiếc 727, 5.438 chiếc 737, 627 chiếc 747, 855 chiếc 757, 821 chiếc 767, 1.094 chiếc 777 và 84 chiếc 787. Hãng Airbus có 234 chiếc A300, 84 chiếc A310, 5.170 chiếc A320, 927 chiếc A330 và 106 chiếc A380.

Những hãng hàng không hàng đầu ưa chuộng máy bay nào?

Nhiều hãng hàng không sử dụng đồng thời cả Airbus và Boeing. Một vài hãng hàng không lớn nhất thế giới sử dụng đồng thời sản phẩm của Airbus và Boeing. Hãng hàng không Delta Airline thống kê số lượng hành khách được chuyên chở trong năm ngoái là 164,6 triệu lượt. Hãng hiện tại sở hữu 57 chiếc A319, 69 chiếc A320 và 28 chiếc A330. Họ thậm chí còn mua nhiều máy bay Boeing hơn với 6 chiếc 717, 87 chiếc 737, 116 chiếc 747, 1360 chiếc 757, 95 chiếc 767 và 18 chiếc 777. Hiện tại hãng đang đặt thêm một chiếc 787 và dự kiến bàn giao vào năm 2020. 

FedEx được ghi nhận chuyển phát số lượng hàng hoá nhiều nhất trong năm ngoái. Hãng vận chuyển này cũng gần như cân bằng số lượng máy bay mua từ Airbus và Boeing. Đội bay của hãng bao gồm 71 chiếc A300, 30 chiếc A310 của Airbus, 77 chiếc Boeing 75, một chiếc 767 và 24 chiếc 777.

Tuy nhiên, FedEx cũng đang đặt thêm 43 chiếc 757, 49 chiếc 767 và 19 chiếc 777. Hãng hàng không United đang đứng đầu về số lượng điểm đến với con số 399 điểm đến. Hãng đang sở hữu 55 chiếc A319, 97 chiếc A320, và còn đang đặt thêm 16 chiếc nữa cho dòng A319, 14 chiếc cho dòng A320 và 35 chiếc cho dòng A350. Số lượng máy bay Boeing mà hãng này sở hữu lần lượt là 248 chiếc 737, 24 chiếc 747, 144 chiếc 757, 561 chiếc 767, 74 chiếc 777 và 7 chiếc 787. 

Ba hãng hàng không này chỉ là một số nhỏ trong số vô vàn hãng hàng không khác đang hoạt động trên toàn thế giới. Vì thế, không thể nói chính xác về hãng máy bay nào đang dành được thượng phong trong cuộc chiến không khoan nhượng, không hồi kết giữa hai người khổng lồ, Airbus và Boeing.

(Nguồn:news.zing.vn)
Read more…

NĂM 2013, NĂM CỦA HÀNG KHÔNG GIÁ RẺ

15:36 |
dat ve may bay tet 2014 - Ngay cả khi nền kinh tế đang gặp khó khăn, hàng không nội địa lại gây bất ngờ khi tăng trưởng với tốc độ 2 con số, Cục Hàng không Việt Nam ước tính trong năm nay dịch vụ hàng không nội địa tăng trưởng 15 - 16%, gấp đôi mức tăng 7% của năm ngoái. Sự tham gia của một số hãng hàng không mới đã tô lại bức tranh thị trường hàng không nội địa với những mảng màu tươi sáng hơn.
Năm 2013, năm của hàng không giá rẻ

Hàng không khởi sắc mạnh mẽ

Theo đánh giá của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế, trong năm tới Việt Nam sẽ phát triển bùng nổ để trở thành thị trường hàng không tăng trưởng nhanh thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Brazil. Dự tính, đến năm 2015, hàng không Việt Nam sẽ vận chuyển 34 - 36 triệu lượt khách và 850.000 - 930.000 tấn hàng, đến năm 2019 sẽ vận chuyển 52 - 59 triệu lượt khách và 1,4 - 1,6 triệu tấn hàng. Theo đó, lượt hành khách đi các đường bay nội địa dự kiến tăng 15 - 16%, gấp đôi so với năm 2012.

Để đáp ứng tốc độ tăng trưởng bùng nổ này, trong vài năm tới các hãng hàng không ở Việt Nam sẽ tăng gấp đôi hoặc gấp ba số máy bay phục vụ cho thị trường nội địa 90 triệu dân và số lượng du khách nước ngoài tăng với tốc độ 20% mỗi năm.

Hiện Vietnam Airlines đang chiếm thị phần lớn thị trường hàng không Việt Nam. Hãng này cũng đang chuẩn bị cho lần đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO) vào quý 2/2014. JetStar - hãng hàng không giá rẻ mà Vietnam Airlines có cổ phần chi phối, cũng đã có kế hoạch tăng số máy bay của mình.

Tháng trước, VietJetAir -hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam - đã đặt mua và thuê thêm tới 100 chiếc máy bay Airbus với tổng trị giá 9,1 tỉ USD. Ông Lưu Đức Khánh - Giám đốc điều hành của VietJetAir - cho biết hãng hàng không này sẽ tăng dần số máy bay.

Các chuyên gia hàng không cho rằng tiềm năng tăng trưởng ngành hàng không bắt nguồn chủ yếu từ tính chất địa lý của Việt Nam được gọi là “đắc địa” cho ngành hàng không. Việt Nam có chiều dài 1.650 km với các thành phố lớn và các khu du lịch nằm cách xa nhau, trong khi hệ thống đường bộ và đường sắt phát triển chưa đáp ứng được nhu cầu.

Việt Nam cũng chỉ cách Hàn Quốc, Hồng Kông, Thái Lan và Trung Quốc vài giờ bay và số khách du lịch tới Việt Nam đang tăng nhanh. Trong 9 tháng đầu năm 2013, đã có 5,5 triệu khách tới Việt Nam, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhu cầu đi lại hàng không nội địa Việt Nam năm 2013 đã tăng với tốc độ hai con số, mang lại cơ hội thương mại cho các hãng chế tạo máy bay như Boeing, Airbus và máy bay loại hình khác. Các hãng hàng không Việt Nam đã xây dựng kế hoạch tăng thêm số lượng máy bay, mở đường bay mới và huy động vốn theo cơ chế cổ phần hóa.

Với sự phát triển mạnh mẽ của vận tải hàng không và nhu cầu vận tải nội địa, chắc chắn sẽ tạo lực đẩy vô cùng lớn cho nền kinh tế, thương mại và du lịch.

Thời của hàng không chi phí thấp

Cũng giống như thị trường bất động sản hay viễn thông, khi hàng không Việt Nam có nhiều nhà đầu tư cùng khai thác, hàng hóa trở nên phong phú khiến thị trường phát triển và người tiêu dùng hưởng lợi. Trên thực tế, những năm gần đây, với sự tham gia của những hãng hàng không tư nhân, giới chuyên gia nhìn nhận thị trường hàng không nội địa có nhiều biến chuyển lớn, trở nên năng động với chính sách giá linh hoạt hơn, chất lượng phục vụ cải thiện tốt hơn.

Mặc dù tham gia thị trường hàng không chưa lâu, Hãng hàng không VietJetAir đã phát triển mạnh mẽ, khai thác gần 500 chuyến bay mỗi tuần với đội máy bay 10 chiếc Airbus mới và hiện đại. Mạng bay hiện tại của hãng này gồm 14 đường bay nội địa và 2 đường bay quốc tế tới Thái Lan. Các chương trình khuyến mãi liên tục đã thu hút sự hưởng ứng của thị trường. Mới đây, để chào đón máy bay Sharklet mang biểu tượng của Pepsi, hãng hàng không này đã tung ra đợt khuyến mãi 100.000 vé với giá chỉ từ 100.000 đồng trong những ngày đầu tháng 11.

Sự tham gia của nhiều hãng hàng không khiến các hãng ngày càng nhanh nhạy hơn trong hoạt động kích cầu, liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi, giúp giá ve may bay “mềm” hơn, cơ hội đi máy bay được nhân rộng ra tới hàng nghìn, hàng triệu người, đặc biệt với những người dân có thu nhập trung bình.

Một vị lãnh đạo ngành giao thông phát biểu, ông vô cùng thích hình ảnh hành khách đi lên máy bay VietJet hai tay xách hai túi ni lông, mà qua đó, thấy rõ là dịch vụ bay đã trở nên giản dị và mọi người dân đều có thể bay. Hẳn một số người còn nhớ, Thủ tướng Lý Quang Diệu của Singapore đã sang Việt Nam dự hội nghị APEC bằng máy bay của Hãng hàng không giá rẻ Tiger Airways.

Trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của thị trường hàng không Việt Nam, nhất là của hàng không chi phí thấp và những dự đoán khả quan của các tổ chức hàng không quốc tế đang thực sự là tín hiệu vui.

(Nguồn:thanhnien.com.vn)
Read more…

HÀNH KHÁCH MỞ CỬA THOÁT HIỂM MÁY BAY ĐỂ ĐI TOILET

14:53 |
dat ve may bay tet 2014 - Trên nhiều chuyến bay, hành khách có nhu cầu đi vệ sinh nhưng lại mở cửa thoát hiểm.

Hành khách mở cửa thoát hiểm máy bay để đi toilet

Cách đây không lâu, trên chuyến bay VN581 của Vietnam Airlines, bay từ Cao Hùng (Đài Loan) về TP.HCM, một vị khách người Đài Loan có nhu cầu đi vệ sinh. Nhưng do nhầm lẫn, ông đã đi về phía cửa thoát hiểm và gạt chốt, cố gắng mở cửa. Do máy bay đang bay, áp suất chênh lệch và phải cần một lực lớn nên việc mở cửa thoát hiểm là không dễ dàng. Tuy nhiên, vị khách này đã bị giám sát suốt hành trình bay cho đến khi máy bay hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất. 

Trên một chuyến bay từ TP HCM ra Hà Nội của hãng hàng không giá rẻ VietJet Air, một hành khách gần 80 tuổi đã đi xuống phía cuối máy bay, loay hoay định mở cửa thoát hiểm để... đi vệ sinh. Một hành khách gần đó nhìn thấy đã hét lên “Không được mở cửa” khiến ông khách giật mình dừng tay. 

Ngày 5/11/2011, trên chuyến bay mang số hiệu VN1162 hành trình TP HCM – Hà Nội, sinh viên Nguyễn Đức Duy (quê huyện Củ Chi – TP HCM), vô tư mở cửa thoát hiểm để…ngắm cảnh vì nghĩ đó là…cửa sổ. Ngay sau đó, cơ trưởng chuyến bay phải quyết định hoãn chuyến bay và chuyến bay đã bị chậm 2 giờ so với lịch trình. 

Theo Duy, vì đây là lần đầu tiên đi máy bay nên sơ suất, vô tình vi phạm an toàn bay. Bên cạnh đó, vì không để ý bảng hướng dẫn nên Duy nhầm là cửa sổ nên kéo khóa chốt, ấn nút mở khiến phao cứu sinh nối từ thân máy bay xuống mặt đất mở tung. Mục đích mở cửa của Duy là để “chiêm ngưỡng cảnh bên ngoài cho dễ” chứ không xuất phát từ việc gây hại hoặc ảnh hưởng đến an toàn chuyến bay. 

Nhiều hành khách đi máy bay "vô tư" mở cửa thoát hiểm máy bay Vietnam Airline để hít khí trời (ảnh minh họa). Còn trường hợp của hành khách Vũ Quốc Hưng lại mở cửa thoát hiểm L2 bên trái máy bay để... lấy không khí cho dễ chịu. Lần đầu tiên đi máy bay, lại không được tiếp viên trên máy bay nhắc nhở, và nghĩ cửa thoát hiểm máy bay cũng giống như cửa thoát hiểm của xe bus nên ông tự ý mở. 

Không ít trường hợp, mở cửa thoát hiểm của máy bay với mục đích là xuống cho nhanh. Máy bay vừa dừng ở sân bay Tân Sơn Nhất, hành khách Lê Văn Thuận ngồi gần cửa thoát hiểm đã tự ý mở bung cánh cửa này khi được một bà mẹ trẻ bế đứa con đang khóc nhờ mở cửa để cho hai mẹ con xuống nhanh hơn. 

Trong một chuyến bay khác của Vienam Airlines, hành khách Lưu Ngọc Vinh đã bị phạt vì tự ý mở cửa hoát hiểm. Trong bản tường trình, hành khách này giải thích, trong lúc mọi người đang đi ra khỏi máy bay thì nghe thấy một người già kêu mở thêm cửa. Anh làm theo, không ngờ đó là lối thoát hiểm. 

Cấm nhưng vẫn cố 

Trên hệ thống sân bay cả nước, mỗi năm, có cả chục vụ hành khách tự ý mở cửa thoát hiểm. Theo quy định của Cục Hàng không Việt Nam, khách không được tự ý sử dụng các thiết bị trên máy bay khi không có sự hướng dẫn của tiếp viên. Hành vi mở cửa thoát hiểm máy bay không đúng quy định khi máy bay đang ở dưới mặt đất có khung xử phạt từ 10 đến 20 triệu đồng theo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng. 

Tự ý mở cửa thoát hiểm máy bay có thể bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng. Theo Cục này, cửa thoát hiểm máy bay chỉ được mở trong trường hợp khẩn cấp và có sự hướng dẫn của tổ bay. Khi phao trượt bị bung ra phải được gấp lại theo quy trình rất nghiêm ngặt, đã từng có trường hợp phải tháo phao trượt gửi ra nước ngoài để xử lý, thiệt hại lên tới hàng trăm triệu đồng, chưa kể lịch khai thác máy bay của hãng phải đảo lộn và có thể ảnh hưởng tới hành khách. 

Đối với những loại máy bay thân lớn, có phao trượt như A320/321, Boeing 777… sau mỗi lần phải bung cửa thoát hiểm, hãng hàng không đều buộc phải đổi phương tiện khai thác để cuộn lại cửa. 

Riêng chi phí đưa máy bay sang Singapore để đóng lại cửa cũng mất khoảng 10.000 USD, chưa kể thiệt hại do tạm thời phải “cắt” một máy bay khỏi lịch khai thác. Nếu sự việc xảy ra tại các sân bay địa phương, không sẵn sàng thiết bị và đội ngũ kỹ thuật để gấp lại phao thoát hiểm thì thiệt hại còn lớn hơn rất nhiều. 

Những vụ mở cửa thoát hiểm liên tiếp xảy ra gần đây cho thấy ý thức kém về an toàn, an ninh của hành khách; đồng thời chứng tỏ công tác tuyên truyền của cơ quan quản lý, các hãng hàng không xem ra chưa có nhiều tác dụng. Người dân cần nâng cao ý thức của mình để tránh những vụ việc đáng tiếc xảy ra.

(Nguồn:news.zing.vn)
Read more…

PHẠT 30 TRIỆU ĐỒNG NẾU HÙ DỌA MANG BOM LÊN MÁY BAY

09:28 |
Chính phủ vừa ban hành nghị định 147 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng, theo đó sẽ tăng nặng những hành vi đe dọa đến an toàn an ninh hàng không.
Phạt 30 triệu đồng nếu hù dọa mang bom lên máy bay

Hãng hàng không không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ theo quy định trong trường hợp hoãn hủy chuyến bay, từ chối vận chuyển; doanh nghiệp kinh doanh đặt chỗ, giữ chỗ không thực hiện đúng nguyên tắc về kinh doanh hệ thống đặt, giữ chỗ bằng máy tính sẽ bị phạt 10-20 triệu đồng.

Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000-500.000 đồng với hành vi mang chất lỏng vào khu cách ly, lên máy bay không đúng quy định.

Gây rối, kích động người khác gây rối khu vực hạn chế ở sân bay sẽ bị phạt 3-5 triệu đồng.

Trộm cắp, chiếm đoạt đồ vật, thiết bị, tài sản trong khu vực hạn chế vào cảng hàng không, sân bay, trên máy bay. Chỉ huy máy bay cho người, đồ vật vào buồng lái không đúng quy định sẽ bị phạt 5-10 triệu đồng.

Phạt tiền 10-20 triệu đồng với người hành hung tổ bay, hành khách trên máy bay, xâm nhập trái phép máy bay, đưa công cụ, vật dễ cháy, vũ khí thô sơ, súng thể thao… vào khu vực hạn chế vào cảng hàng không, sân bay, trên máy bay.

Phạt tiền 20-30 triệu đồng cho hành vi phát ngôn đe dọa sử dụng bom mìn, chất nổ… trong khu vực vận chuyển, khu vực cách ly, sân bay, trên máy bay. Tung tin hoặc cung cấp thông tin sai về việc có bom mìn, chất nổ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hoạt động hàng không dân dụng.

Phạt tiền 30-40 triệu đồng đối với cá nhân tung tin hoặc cung cấp thông tin sai về việc có bom mìn, vật liệu nổ, chất nổ… hoặc thông tin khác có thể uy hiếp đến an toàn của máy bay đang bay, người trên máy bay đang bay.

Gửi hàng hóa nguy hiểm theo đường hàng không mà không khai báo sẽ bị phạt 5-10 triệu đồng. Nghị định mới này có hiệu lực từ ngày 15-12.

(Nguồn: tuoitre.vn)
Read more…

TÊN KHÔNG DẤU VÀ NHỮNG TÌNH HUỐNG TRỚ TRÊU CỦA HÀNG KHÔNG

09:27 |
Vé máy bay in chữ không dấu nên đã nảy sinh nhiều tình huống trớ trêu khi mỗi lần nhân viên hàng không đọc tên khách.

Tên không dấu và những tình huống trớ trêu của hàng không

Rắc rối tên gọi hành khách

Thông thường, những trường hợp khách mà tên có thể gây nhầm lẫn, các nhân viên sẽ đưa ra hàng loạt phương án tên để rồi chọn lấy một phương án ít rủi ro nhất và đọc trên loa. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp phải gọi đến 2-3 lần với vài phương án tên khác nhau, khổ nhất là những từ quá hiếm quá độc, luận kiểu gì cũng không ra. 

Theo chia sẻ từ nhân viên hãng hàng không, từng có hành khách tên Đỗ Thời Thà, là khách hàng thường xuyên có thẻ vàng. Nhân viên hàng không đã phải đau đầu suy luận để tìm ra phương án tên chính xác trên hệ thống loa, vì có thể đọc là Đỗ Thối Tha. 

Vé máy bay viết tên không có dấu nên nhiều trường hợp gây nhầm lẫn. Hành khách có tên là Trần Minh Hướng nhưng vì khi đặt chỗ, dữ liệu ghi lại mặc định là không có dấu nên hóa thành “Tran Minh Huong”. Vì vậy, khi nhân viên hãng vận chuyển bắc loa gọi sẽ phải đọc lần lượt các cái tên như Trần Minh Hương, Trần Minh Hường, Trần Minh Hưởng và Trần Minh Hướng. Do đang mải nói chuyện điện thoại nên anh chỉ nghe thấy tên Trần Minh Hương nào đó nên cứ thế chuyện trò ở phòng chờ quên giờ ra máy bay. 

Những cái tên chữ không dấu in trên vé như Dam Van Dang sẽ không thể đọc thành Dâm Văn Đãng hay Đảm Văn Đang…. Nguyen Van Moc có thể hiểu là Nguyễn Văn Móc, Nguyễn Văn Mốc, Nguyễn Văn Mộc. Có tên khó khiến cho nhân viên mặt đất đủ mọi cách suy luận vẫn không đúng. Đơn cử trường hợp hành khách tên “Vu Van Con” được gọi bằng các tên khác như “Vũ Văn Côn”, “Vũ Văn Còn”, “Vũ Vân Côn”, “Vũ Vân Cồn”, “Vũ Vân Còn” cũng không thấy xuất hiện. Cuối cùng khách cũng xuất hiện, hỏi ra mới biết ông tên “Vũ Văn Cổn”. 

Do tên hành khách trên vé là chữ không có dấu nên nhiều trường hợp chuyến bay đã làm thủ tục lên máy bay nhưng phải chờ, thậm chí gọi mãi mà chẳng thấy hành khách đâu. Theo nguyên tắc, sau khi làm thủ tục lên máy bay, hành khách sẽ được cấp thẻ lên tàu và lên khu vực chờ. 

Với những hành khách đã có tên trên danh sách chuyến bay, nếu chưa làm thủ tục ra máy bay (đưa lại thẻ lên tàu cho nhân viên mặt đất và ra máy bay) thì các nhân viên này sẽ gọi tên hành khách trên hệ thống loa công cộng. Nếu đến giờ máy bay phải cất cánh mà khách chưa làm thủ tục này, vì lý do an ninh hãng hàng không buộc phải loại ra khỏi danh sách, truy tìm lại hành lý (nếu đã làm thủ tục gửi hành lý) nằm trong khoang máy bay và gửi lại sân bay. Chuyến bay có thể bị hoãn, gây tốn kém và phiền phức. Chính vì vậy truy tìm vị khách cuối cùng này là điều bắt buộc và rất quan trọng. 

Lợi dụng tên không dấu 

Lợi dụng việc đặt vé máy ve may bay qua online dễ dàng, chỉ cần khai tên, không cần ghi số chứng minh nhân dân, ngày tháng năm sinh nên có người đặt mua hàng loạt vé giá rẻ rồi bán lại cho những ai trùng tên không dấu có nhu cầu. Việc sử dụng vé máy bay tên người khác không chỉ là gian lận về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến an ninh hàng không. 

Từ tháng 5 cho đến nay, lực lượng an ninh hàng không đã phát hiện và xử lý 15 trường hợp dùng tên giả để đi máy bay. Cả 3 hãng hàng không của Việt Nam đều xảy ra hiện tượng này, nhưng chủ yếu là 2 hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air và Jetstar Pacific. 

Đại diện Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam cho biết, qua xác minh, các đối tượng này vì tham vé giá rẻ (vé khuyến mại có tên người khác) nên đã gian dối trong việc nhờ địa phương xác nhận nhân thân “tên giả, người thật”. Để “qua mắt” lực lượng kiểm soát, họ khai tên người có vé rồi dán ảnh mình vào, lấy xác nhận địa phương. Hiện tượng này chủ yếu xảy ra tại sân bay Nội Bài và chính phòng vé, đại lý bán vé tư vấn cho khách hàng sử dụng cách thức này. 

Hiện nay, Cục Hàng không Việt Nam đang xác định các nguyên nhân, để từ đó có hình thức xử lý phù hợp, nếu do đại lý vé máy bay sẽ xử phạt đại lý, nếu do địa phương sẽ chủ động phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an để chấn chỉnh việc xác nhận nhân thân và tăng cường kiểm tra an ninh với hành khách.

(Nguồn:news.zing.vn)
Read more…

VIETNAM AIRLINES CHÀO BÁN LẦN HAI CỔ PHIẾU TECHCOMBANK

09:34 |
Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) cho biết sẽ tiếp tục chào bán cổ phiếu tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) ra công chúng, tiếp tục lộ trình thoái toàn bộ vốn ngoài ngành của Tổng công ty.

Vietnam Airlines chào bán lần hai cổ phiếu Techcombank

Theo Vietnam Airlines (VNA), sau khi chào bán lần 1 vào tháng 9-2013, VNA đã bán hết toàn bộ 827.847 trái phiếu chuyển đổi. Dự ngày 2-12 tới VNA tiếp tục thực hiện chào bán lần 2 toàn bộ số lượng 24.033.426 cổ phiếu do VNA sở hữu tại Techcombank để kết thúc việc thoái vốn tại ngân hàng này.

Ông Trần Thanh Hiền - Trưởng ban Tài chính Kế toán VNA cho biết trong đợt chào bán lần 1, VNA đã bán hết toàn bộ trái phiếu chuyển đổi tại Techcombank. Đợt chào bán lần này, với sự tư vấn của tổ chức tài chính, cổ phiếu Techcombank mà VNA đang sở hữu đã được định giá theo mức giá thị trường.

“Chúng tôi hy vọng trong phiên đấu giá sắp tới, VNA sẽ tìm được nhà đầu tư phù hợp để hoàn thành kế hoạch thoái vốn theo chỉ đạo của Chính phủ”, ông Hiền cho biết.

(Nguồn: tuoitre.vn)
Read more…

Top 5 sân bay đẹp nhất Việt Nam

15:46 |
Việt Nam hiện có tổng cộng 21 sân bay đang hoạt động, trong đó có 8 sân bay quốc tế. Với nhiệm vụ là cửa ngõ kinh tế – du lịch, mỗi sân bay được đầu tư về cơ sở hạ tầng, dịch vụ hành khách khá chỉnh chu, tạo nên nhiều dáng vẻ khác nhau.

Dưới đây là những sân bay tiêu biểu có phong cách thiết kế đẹp mắt, sang trọng để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách.

SÂN BAY QUỐC TẾ NỘI BÀI – HÀ NỘI

Cách trung tâm thủ đô Hà Nội 45 km về phía Tây Bắc, sân bay Nội Bài là cảng hàng không Quốc tế ở miền Bắc và giữ vị trí lớn thứ hai trong toàn thể các sân bay của Việt Nam. Đây là cửa ngõ giao thông quan trọng của thủ đô Hà Nội và cả nước.

Thành lập năm 1978, với tổng diện tích 90.000 m², sân bay Nội Bài do Cụm cảng Hàng không phía Bắc thuộc Cục hàng không dân dụng Việt Nam quản lý. Sân bay có hai đường băng chính, mỗi đường dài từ 3.200 – 3.800 m theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).


Với 3 sân đỗ máy bay rộng 165.224 m² và hai nhà ga hành khách gồm 4 tầng, tổng diện tích sàn 90 ha, sân bay Quốc tế Nội Bài đạt công suất 15-20 triệu hành khách/năm, trở thành một trong những trung tâm vận tải hàng không lớn trong khu vực.

Do luôn được đầu tư xây dựng và nâng cấp nên nơi đây rất thông thoáng, tiện nghi, từ sân bay này du khách có thể thuận tiện di chuyển vào trung tâm thủ đô hoặc các vùng lân cận bằng tàu hỏa, taxi, MiniBus hoặc xe buýt…


SÂN BAY QUỐC TẾ TÂN SƠN NHẤT – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Phi trường Tân Sơn Nhất hiện nay là sân bay lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích hơn 850 ha, đón khoảng 15-17 triệu lượt khách mỗi năm, đứng đầu cả nước.

Nằm ở phía bắc trung tâm Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước và khu vực Đông Nam Á.
Nơi đây là trụ sở hoạt động của tất cả các hãng hàng không Việt Nam bao gồm 3 hãng nội địa và 43 hãng Quốc tế, đồng thời là trụ sở chính của Tổng công ty hàng không Việt Nam. Sân bay Tân Sơn Nhất có hai đường băng song song, mỗi đường băng dài từ hơn 3.000 đến 3.800 m rộng 45 m, có thể phục vụ nhiều loại máy bay dân dụng và quân sự có thân rộng tầm xa như Boeing, Airbus…


Sân bay gồm hai bộ phận: nhà ga Quốc nội và nhà ga Quốc tế.
Trong đó nhà ga Quốc tế có diện tích là 92.920 m², cùng nhiều thiết bị hiện đại với công suất vận chuyển 15-17 triệu lượt hành khách/năm.

Với quy mô này, Tân Sơn Nhất có thể đáp ứng cùng lúc 20 chuyến bay vào giờ cao điểm cũng như có khả năng phục vụ 25 triệu hành khách mỗi năm.

Ngoài ra sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cũng là công trình vững chắc được xây dựng theo phong cách mới, sang trọng, đầy đủ tiện nghi như nhà hàng, khu mua sắm, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của du khách.


SÂN BAY QUỐC TẾ ĐÀ NẴNG

Sân bay quốc tế Đà Nẵng nằm ở quận Hải Châu, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 5 km, đây là cảng hàng không quan trọng nhất của khu vực miền Trung, Tây Nguyên và có quy mô lớn thứ ba tại Việt Nam.

Sân bay Đà Nẵng có tổng diện tích 842 ha, trong đó diện tích khu vực hàng không dân dụng là 150 ha gồm có hai đường băng được lắp đặt các trang thiết bị tự động như đèn tín hiệu, hệ thống phù trợ dẫn đường, hệ thống quan trắc và phát tin dự báo khí tượng… Vì vậy nơi đây có khả năng phục vụ các loại máy bay thương mại cỡ lớn như Boeing, Airbus, Antonov… trong mọi điều kiện thời tiết.


Tổng công ty Cảng hàng không miền Trung đã có kế hoạch nghiên cứu mở rộng nhà ga để đạt mức vận chuyển 10 triệu hành khách và 1 triệu tấn hàng hóa/năm vào năm 2020.
Từ sân bay Đà Nẵng du khách có thể đi trực tiếp đến các nước Châu Á, Châu Âu cũng như các chuyến bay đến các điểm du lịch như: Quy Nhơn, Phú Quốc, Cần Thơ…


SÂN BAY QUỐC TẾ CAM RANH – KHÁNH HÒA

Sân bay Quốc tế Cam Ranh cách Nha Trang 30 km là sân bay dân dụng chính của tỉnh Khánh Hòa. Tọa lạc ở vùng biển xinh đẹp và vị trí thuận lợi nên trước năm 1975 nơi đây được dùng làm căn cứ quân sự, đến năm 2004 sân bay Cam Ranh mới chính thức hoạt động các chuyến bay dân dụng.


Năm 2007, Cảng hàng không Cam Ranh được nâng cấp trở thành sân bay Quốc tế phục vụ hơn 1 triệu lượt khách/năm, xếp thứ 5 trong các sân bay tại Việt Nam.
Từ tháng 6/2008, sân bay Quốc tế Cam Ranh còn hoạt động thêm các chuyến bay ban đêm.


SÂN BAY QUỐC TẾ CẦN THƠ

Sân bay Quốc tế Cần Thơ trước đây là sân bay Trà Nóc nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ 8 km, đây là cửa ngõ giao thương Quốc tế của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Sân bay được bố trí thành hai khu vực chính dành cho khách Quốc tế và Quốc nội, khoảng giữa là không gian trồng cây xanh thông tầng rất thoáng mát. Kiến trúc nơi đây được thiết kế độc đáo từ ý tưởng chiếc xuồng ba lá của vùng đồng bằng sông Cửu Long.


Mặt tiền nhà ga nổi bật với hệ giàn kính dạng Spider đẹp và hiện đại, từ bên trong du khách có thể ngắm nhìn hồ nước cảnh bên ngoài, đây cũng là nguồn nước phục vụ cho công tác chữa cháy khi cần thiết.

Sân bay Cần Thơ có khả năng tiếp nhận các loại máy bay tân tiến với năng lực phục vụ từ 3 đến 5 triệu lượt hành khách cùng khoảng 5.000 tấn hàng hóa thông thương mỗi năm.


Ngoài công năng ban đầu là phục vụ hành khách, các sân bay hiện nay còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như: ăn uống, taxi, đặt phòng khách sạn, bán vé du lịch… tạo nên quy trình khép kín phục vụ cho hành khách. Sự phát triển của các sân bay không chỉ gia tăng về cơ số phục vụ hành khách trong giao thông mà còn tạo nên cú hích cho ngành du lịch địa phương ngày một đi lên.

Trúc Linh – Đất Việt Tour
Read more…

HÃNG HÀNG KHÔNG VIETJET AIR NHẬN THÊM MÁY BAY MỚI

09:00 |
Ngày 28-10, tại nhà máy của Tập đoàn sản xuất máy bay Airbus tại Toulouse, Airbus đã bàn giao thêm một máy bay A320 Sharklet cho hãng hàng không tư nhân VietJetAir.
Hãng hàng không VietJet Air nhận thêm máy bay mới

Hãng hàng không VietJet Air cho biết chiếc máy bay mới này dự kiến sẽ về VN trong ngày 30-10 và trong ngày 1-11 sẽ được đưa vào khai thác các chuyến bay trong nước và quốc tế của VJA.

Đại diện VJA cho biết máy bay mới này về nâng tổng số máy bay của hãng lên tổng cộng 10 chiếc. Máy bay Sharklet thế hệ này sẽ được sơn biểu tượng của Pepsi để cùng VJA thưc hiện chương trình “Tết trọn từng giây” của Pepsi, nhằm hỗ trợ đưa sinh viên, công nhân về quê ăn Tết bằng máy bay.

(Nguồn: tuoitre.vn)
Read more…

HÃNG HÀNG KHÔNG VIETNAM AIRLINES KÝ HỢP ĐỒNG KỶ LỤC VỚI GE

08:57 |
Hợp đồng mua 40 động cơ cho đội tàu bay Boeing 787 Dreamliners được Vietnam Airlines và Tập đoàn đến từ Mỹ General Electrics ký kết tối 28/10.

Hãng hàng không Vietnam Airlines ký hợp đồng kỷ lục với GE

Trong thông cáo phát đi vài giờ sau sự kiện, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) cho hay đây là động cơ phản lực GEnx có ưu thế về tính kinh tế và thân thiện với môi trường, giúp tiết kiệm 15% nhiên liệu cho máy bay. Lô động cơ sẽ được sử dụng cho đội tàu bay Boeing 787 Dreamliner của Vietnam Airlines, dự kiến chuyển giao vào năm 2015.

Giá trị thương vụ chưa được công bố, Vietnam Airlines chỉ cho biết đây là hợp đồng lớn nhất của GE trong hai thập kỷ hoạt động tại Việt Nam. Báo chí nước ngoài cuối tháng 9 cho hay giá trị hợp đồng bán động cơ vào khoảng 1 tỷ USD. Còn theo một số nguồn tin trong nước tối 28/10, tổng giá trị hợp đồng mua bán động cơ máy bay và dịch vụ giữa hai bên lên tới 1,7 tỷ USD.

Lễ ký hợp đồng giữa hai bên diễn ra nhân chuyến làm việc đầu tiên tại Việt Nam của Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN. Tham dự lễ ký kết có sự hiện diện của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc, ông David Shear - Đại sứ Mỹ tại Việt Nam và ông Evan Greenberg - Chủ tịch Hội đồng quản trị Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN.

Vietnam Airlines hiện có 82 máy bay, thuộc các loại như Boeing 777, Airbus A330, Airbus A321 và có kế hoạch nâng tổng số lên 101 chiếc vào năm 2015, 150 chiếc vào năm 2020. 

Trong bối cảnh ngành hàng không thế giới còn nhiều khó khăn, các hãng Việt Nam gần đây đang tăng cường sắm tàu bay và động cơ mới. Cuối tháng 9, Vietjet Air đã ký thỏa thuận nguyên tắc đặt mua 92 máy bay và thuê thêm 8 chiếc Airbus 320 với tổng trị giá tới 9,1 tỷ USD.

(Nguồn:vnexpress.net)
Read more…

VÌ SAO VÉ MÁY BAY HẠNG THƯƠNG GIA LUÔN GẤP 4-5 LẦN VÉ GIÁ RẺ ?

09:39 |
Mặc dù giá đắt gấp nhiều lần vé giá rẻ nhưng vé hạng thương gia của một số đường bay vẫn bán khá chạy. Tuy nhiên, trong thời gian tới, thị trường hàng không giá rẻ sẽ có những bước chuyển biến tích cực.

Vì sao vé máy bay hạng thương gia luôn gấp 4-5 lần vé giá rẻ ?

Vé thương gia hút hàng

Khảo sát của PV Thanh Niên Online cho thấy vé hạng thương gia và vé giá rẻ chênh lệch "một trời một vực" nếu xét về giá. Thậm chí, hạng vé phổ thông của hãng hàng không truyền thống còn đắt gấp 2-3 lần so với vé hàng không giá rẻ.

Cụ thể, chặng TP.HCM - Hà Nội nếu mua sát ngày vé của Jetstar Pacific Airlines (JPA) và VietJet Air (VJA) xấp xỉ 1,1 - 1,2 triệu đồng/vé thì vé của Vietnam Airlines (VNA) hạng thông thường là 3 triệu đồng, thương gia là 5,1 triệu đồng/vé.

Nếu mua xa ngày đi khoảng 1 tháng, vé của JPA và VJA dao động 800.000 - 900.000 đồng/vé thì hạng thương gia của VNA vẫn giữ nguyên giá 5,1 triệu đồng/vé. Còn vé hạng thông thường của VNA là 1,7 - 3 triệu đồng/vé.

Tuy đắt như vậy nhưng vé hạng thương gia của VNA khá hút hàng. Ông Trần Thanh Tân - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Én Việt, đại lý chuyên bán vé máy bay - cho hay vé hạng thương gia tiêu thụ khá tốt.

“Chưa thể nói là cháy vé nhưng vé thương gia tung ra luôn có người đặt”, ông Tân nói.

Theo ông Tân, doanh nhân là những hành khách mua vé hạng thương gia nhiều nhất. Còn lượng khách công vụ, cơ quan nhà nước rất ít khi mua vé hạng này mà chủ yếu sử dụng vé hạng phổ thông.

" Giá ve may bay đi kèm với chất lượng dịch vụ. Bay hàng không giá rẻ thì không thể có các dịch vụ mặt đất, trên không như khi bay hạng thương gia. Nhưng so với chênh lệch giá vé, các dịch vụ có thêm đó liệu có thiết thực đối với các chuyến bay nội địa phổ biến dưới 2 giờ bay?"

Ông Lương Hoài Nam

Hiện nay, Việt Nam có bốn hãng hàng không khai thác đường bay nội địa nhưng mới chỉ có VNA bán vé hạng thương gia và cũng chỉ mở trên một số đường bay như TP.HCM đi Hà Nội, Đà Nẵng, Hà Nội đi Đà Nẵng, Nha Trang…

Khi mua vé thương gia, khách hàng luôn có thứ tự ưu tiên cao nhất trong số tất cả các dịch vụ được cung cấp. Khách hàng có thể thay đổi giờ bay, hành trình, hoàn vé không mất phí trên các chặng quốc tế.

Hành khách có thể check-in bất cứ lúc nào miễn là máy bay chưa cất cánh. Hành lý xách tay miễn phí có khối lượng gấp đôi so với hạng phổ thông.

Tại sân bay, khách hạng thương gia không phải chờ đợi lâu vì có nơi check-in riêng, phòng chờ riêng với đầy đủ đồ ăn nhẹ, đồ uống miễn phí, đọc báo và lướt internet.

Lên máy bay, khách có vé thương gia không phải xếp hàng mà đi lên cửa riêng, chỗ ngồi luôn được bố trí trong một khoang riêng biệt và được phục vụ các bữa ăn cao cấp từ Âu đến Á.

Hàng không giá rẻ sẽ tăng trưởng mạnh

Từng là Trưởng ban Kế hoạch thị trường của VNA và là người tiên phong đưa hàng không giá rẻ vào Việt Nam khi còn là Tổng giám đốc JPA, ông Lương Hoài Nam cho hay bản thân ông hoàn toàn ủng hộ quyết định của Bộ trưởng Đinh La Thăng khi buộc nhân viên dưới quyền đi công tác ưu tiên hàng không giá rẻ.

“Dịch vụ hàng không giá rẻ đã có mặt tại Việt Nam từ ngày 13.2.2007, đến nay đã được hơn 6 năm, chiếm thị phần hàng không nội địa trên 35%. Trong quá khứ, cá nhân tôi đã rất mong một ý kiến, quyết định như Bộ trưởng Giao thông vận tải vừa làm. Tất nhiên là tôi phấn khởi khi điều đó xảy ra”, ông Nam nói.

Khi được hỏi về ý kiến vé hạng thương gia sẽ đưa đẳng cấp của người đi lên cao, ông Nam cho hay cách đây mấy năm, Thủ tướng Singapore sau chuyến thăm Việt Nam đã về nước như một hành khách trên chuyến bay của hãng hàng không giá rẻ Tiger Airways.

“Tôi nghĩ, trong con mắt người dân ở cả Việt Nam và nước ngoài, đó là những hình ảnh đẹp”, ông Nam nhấn mạnh.

Căn cứ vào những gì đã và đang diễn ra tại Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines - nơi thị phần hàng không giá rẻ nội địa đã đạt mức 55-75%, ông Nam nhận định là thị phần hàng không giá rẻ nội địa Việt Nam còn tăng mạnh trong những năm tới và sẽ ổn định ở mức khoảng 60-65%.

“Cơ hội phát triển kinh doanh hàng không giá rẻ nội địa được chia đều cho JPA, hiện thuộc VNA, và hãng hàng không tư nhân VJA. Điều quan trọng là sự phát triển và tăng trưởng này có lợi cho người tiêu dùng Việt Nam”, ông Nam khẳng định.

(Nguồn:thanhnien.com.vn)
Read more…

CÁN BỘ ĐI CÔNG TÁC PHẢI DÙNG MÁY BAY GIÁ RẺ

08:58 |
Sau vài ngày đưa ra đề xuất, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã ký quyết định chính thức yêu cầu cán bộ đi công tác phải sắp xếp mua vé hàng hàng không giá rẻ.
Cán bộ đi công tác phải dùng máy bay giá rẻ

Công văn về việc tiết kiệm sử dụng kinh phí đi công tác vừa đăng tải trên trang web của Bộ Giao thông Vận tải đã được Bộ trưởng ký thông qua ngày 22/10. Theo đó, để tiết kiệm chống lãng phí, Bộ yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc phải quản lý chặt chẽ kinh phí phục vụ cho các đoàn công tác, bằng cách xem xét, cân nhắc số lượng, thời gian đi để bảo đảm hiệu quả và tiết kiệm kinh phí đi lại.

Khi đi công tác, công chức, cán bộ phải đi đúng đối tượng và tiêu chuẩn được đi công tác bằng máy bay theo quy định. Lịch công tác cũng phải bố trí để mua ve may bay giá rẻ nhằm tiết kiệm chi phí.

Trường hợp không mua được vé máy bay giá rẻ thì chủ động lựa chọn loại vé phù hợp trên tinh thần tiết kiệm tối đa. Trước đó không lâu, trong cuộc họp ngày 16/10, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã đưa ra đề xuất dùng máy bay giá rẻ khi đi công tác và kêu gọi các lãnh đạo, cán bộ đơn vị thuộc Bộ thực hiện nhằm tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo an toàn. Vị này cũng cho biết, trong chuyến công tác mới đây từ TP.HCM đi Hà Nội, ông cũng đã sử dụng vé máy bay giá rẻ và tiết kiệm được một nửa chi phí.

(Nguồn:news.zing.vn)
Read more…

HÀNG KHÔNG VIỆT NAM TĂNG TRƯỞNG NHANH NHẤT THẾ GIỚI

09:08 |
Ngành công nghiệp hàng không dân dụng của Việt Nam đang chuẩn bị bước vào giai đoạn bùng nổ, trở thành một trong 3 thị trường hàng không tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Hàng không Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Theo hãng tin Reuters, ngay cả khi nền kinh tế đang tăng trưởng với tốc độ 5%, mức độ tăng trưởng thấp nhất trong 13 năm qua, nhu cầu sử dụng hàng không nội địa lại tăng trưởng với tốc độ 2 con số. Điều đó giúp Việt Nam trở thành thị trường “béo bở” của các hãng máy bay lớn như Boeing, Airbus và các nhà sản xuất máy bay tầm cỡ khu vực như Mitsubishi, Bombardier và Embraer.

Hiệp hội hàng không quốc tế dự tính sang năm, Việt Nam sẽ trở thành thị trường hàng không tăng trưởng nhanh thứ 3 thế giới về chở hành khách và chở hàng quốc tế và tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới về chở khách nội địa. 

Cục hàng không dân dụng Việt Nam ước tính trong năm nay dịch vụ hàng không nội địa tăng trưởng 15%, gấp đôi mức tăng 7% của năm ngoái. Mặc dù xuất phát điểm thấp, nhưng trong vài năm tới các hãng hàng không ở Việt Nam sẽ tăng tăng gấp đôi hoặc gấp ba số máy bay để phục vụ cho thị trường nội địa với 90 triệu dân và số lượng du khách nước ngoài tăng với tốc độ 20% mỗi năm.

Tháng trước, VietJet, hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam, lên kế hoạch đặt mua thêm tới 92 chiếc máy bay Airbus với tổng trị giá 9 tỷ USD. Hãng hàng không giá rẻ này đang đặt mục tiêu vào năm 2015 sẽ niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Hong Kong hoặc Singapore để tìm nguồn vốn mở rộng kinh doanh.

Theo ông Lưu Đức Khánh, Giám đốc điều hành VietJet, hãng này sẽ bắt đầu với các chuyến bay tới Tokyo, Bắc Kinh, Singapore, Kuala Lumpur (Malaysia) và Hàn Quốc và cuối cùng sẽ là Trung Quốc, Nga, Australia và các nước khác. “Ngoài ra, chúng tôi cũng có thể sẽ mở các chuyến bay tới Mỹ, nơi đang có 4 triệu người gốc Việt sinh sống. Họ đang nóng lòng chờ đợi Vietjet”, ông Khánh cho biết. VietJet có kế hoạch tăng gấp đôi số máy bay tới 20 chiếc vào năm 2015 và đang tăng tốc liên doanh với 3 hãng hàng không khác trong khu vực bao gồm một hãng hàng không chưa rõ tên ở Myanmar và hãng KanAir của Thái Lan.

Tốc độ tăng trưởng cao của Vietjet trong chưa đầy 2 năm qua có thể ảnh hưởng tới hoạt động làm ăn của không chỉ các hãng hàng không giá rẻ khác của Việt Nam mà còn cả các hãng nước ngoài như AirAsia của Malaysia và Lion Air của Indonesia. Các kế hoạch tham vọng của Vietjet cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của hãng hàng không nhà nước Vietnam Airlines.

Hiện Vietnam Airlines đang thống lĩnh thị trường hàng không Việt Nam và có kế hoạch tăng 28% số máy bay lên thành 101 chiếc vào năm 2015. Hãng này cũng đang chuẩn bị cho lần đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO) vào quí II năm 2014. “Dự án đó đang theo đúng lịch trình”, ông Lê Trường Giang, đại diện của VietnamAirlines, cho biết. Vietnam Airlines có cả máy bay Airbus và Boeing và đã đặt mua máy bay Boeing 787 Dreamliner và Airbus A350.

Theo hãng Boeing, Vietnam Airlines đã đặt hàng 8 chiếc 787 và thuê thêm 11 chiếc khác qua các công ty cho thuê máy bay. Hãng hàng không này cũng có cổ phần trong hãng hàng không giá rẻ JetStar, hãng hàng không liên doanh với hãng Qantas Airways của Australia. Hãng JetStar có kế hoạch tăng gấp ba số máy bay của mình từ 5 chiếc Airbus A320 cho tới 16 chiếc trong vài năm tới.

Các chuyên gia hàng không cho rằng tiềm năng tăng trưởng ngành hàng không bắt nguồn chủ yếu từ vị trí địa lý của Việt Nam mà ông Khánh gọi là “vị trí đắc địa”. Việt Nam có chiều dài 1.650 km với các thành phố lớn và các khu du lịch nằm cách xa nhau trong khi hệ thống đường bộ và đường sắt rất kém phát triển. Việt Nam cũng chỉ cách Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Thái Lan và Trung Quốc vài giờ bay và số khách du lịch tới Việt Nam đang tăng nhanh.

Trong 9 tháng đầu năm 2013, đã có 5,5 triệu khách tới Việt Nam, tăng 10% so với cùng kì năm ngoái. Ông Khánh cho biết Vietnam Airlines sẽ tăng dần số máy bay và từ nay tới năm 2022, mỗi năm hãng này sẽ nhận từ 5 tới 10 chiếc máy bay Airbus. “Số máy bay hiện có vẫn chưa đủ”, ông Khánh nói.

Theo ông Timothy Ross, một nhà phân tích về hàng không, cho rằng trong bối cảnh đó, các kế hoạch mở rộng của VietJet là rất khôn ngoan. Ông Ross nhận định rằng hãng JetStar có lẽ sẽ “chiến đấu” trong bối cảnh cạnh trang trong ngành hàng không ở Việt Nam đang dần gay gắt trong khi Vietnam Airlines vẫn đang tìm mọi cách trì hoãn cổ phần hóa. “Đáng lẽ Vietnam Airlines phải phát hành cổ phiếu IPO từ cách đây 3 tới 5 năm nhưng hãng này không hành động gì hết. Cạnh tranh trong ngành công nghiệp hàng không là điều không thể tránh khỏi”, ông nhận xét. 

(Nguồn:news.zing.vn)
Read more…

13 MÁY BAY ATR 72 CỦA VIETNAM AIRLINES HOẠT ĐỘNG TRỞ LẠI

14:29 |
Hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) cho biết đã hoàn tất kiểm tra và đưa vào hoạt động lại 13 máy bay ATR-72 từ sáng nay 22-10.
  13 máy bay ATR 72 của Vietnam Airlines hoạt động trở lại

Chiếc ATR-72 số hiệu VN - B219 xảy ra sự cố gãy càng trước dẫn đến mất bánh đáp - Nguồn ảnh Internet

Đại diện VNA cho biết đã tuân thủ các quy trình bảo dưỡng và trạng thái của các cụm càng mũi và càng chính ngay trong đêm 21-10 đối với toàn bộ các máy bay còn lại của đội tàu bay ATR-72 tại hai cơ sở kỹ thuật của hãng ở Hà Nội và TP.HCM.

Riêng đối với càng mũi, hãng đã cùng chuyên gia nước ngoài kiểm tra "không phá hủy" tất cả các trục (NDT - sử dụng các phương pháp kiểm tra bằng vòng xoáy, sóng âm, từ tính... không can thiệp trực tiếp đến bộ phận được kiểm tra) và sẵn sàng đưa các máy bay này vào khai thác từ 5g sáng 22-10.

Kết quả kiểm tra kỹ thuật đội tàu bay đã được Vietnam Airlines báo cáo chi tiết tới Cục Hàng không Việt Nam ngay sáng cùng ngày.

Đối với máy bay ATR-72 số đăng ký VN-B219, ngay sau sự cố xảy ra, Vietnam Airlines đã ngay lập tức thành lập và cử ngay hai đoàn công tác tới sân bay Cát Bi (Hải phòng) và sân bay Đà Nẵng phối hợp với Cục Hàng không Việt Nam điều tra theo quy định.

Hãng cũng đang tiếp tục làm việc với nhà sản xuất máy bay để phối hợp điều tra nguyên nhân sự cố và yêu cầu các giải pháp tiếp theo.

(Nguồn:tuoitre.vn)
Read more…

TÂM SỰ VỀ NHỮNG KHỔ LUYỆN TRÊN TRỜI CỦA NỮ PHI CÔNG LÁI AIRBUS

09:05 |
Trong gần 500 phi công người Việt của VNA chỉ khoảng 10 phi công nữ. Năm 2005, lần đầu tiên VNA tuyển phi công nữ. Đến năm 2008, Việt Nam có phi công nữ trên các chuyến bay.

Tâm sự về những khổ luyện trên trời của nữ phi công lái Airbus

“Mình vừa được chuyển từ tàu bé sang tàu to đấy!” (chuyển từ lái máy bay ATR 72 sang lái máy bay Airbus 321) - Nguyễn Thị Thanh Thủy, nữ phi công của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (VNA) vui vẻ thông báo. Cô hay gọi máy bay là tàu - cách gọi nghe dân dã, gần gũi. Thủy sinh năm 1982, là một trong hai nữ phi công đầu tiên người Việt Nam được đào tạo chính quy, bài bản. Sau thời gian làm lái phụ điều khiển máy bay ATR 72, Thủy mới chuyển sang làm lái phụ đội bay Airbus 321. Mái tóc cắt ngắn, đôi mắt to đẹp, tác phong dứt khoát, nhanh nhẹn, ở Thủy toát lên vẻ đẹp mạnh mẽ và thu hút.

Nghề của áp lực

Chuyến bay nội địa sớm nhất của VNA khởi hành lúc 5g30 sáng. Theo quy định, phi công phụ trách chuyến bay phải có mặt trước giờ bay một giờ rưỡi. “Phụ nữ bận bịu con cái, lại phải chuẩn bị nhiều thứ lích kích nên thường phải dậy từ tầm 3g sáng, lọ mọ ra khỏi nhà lúc 3g30 để đúng 4g có mặt ở sân bay” - Thủy nói. Ra đến nơi, cô nhanh chóng bắt đầu công việc của mình: kiểm tra tình trạng máy bay dựa trên những thông số mà bộ phận kỹ thuật cung cấp, kiểm tra điều kiện sân bay đi, sân bay đến (tình trạng đường lăn, đường cất cánh...), kiểm tra điều kiện thời tiết, khí tượng. Sau khi nắm được mọi thông tin, cơ trưởng và cơ phó phải tính toán thật nhanh để quyết định lấy bao nhiêu nhiên liệu.

Thông thường, máy bay ATR (chuyên chở 60-70 khách) tiêu tốn 600-700 kg xăng/giờ bay nhưng máy bay Airbus 321- loại máy bay lớn hơn, có thể chở khoảng 200 khách - mất khoảng 3 tấn xăng/giờ bay. “Phi công là người quyết định số nhiên liệu phải lấy theo chuyến bay. Chuyện này rất quan trọng vì nếu tính toán sai, không lường hết được các tình huống có thể xảy ra thì rất gay go, thậm chí nguy hiểm. Chẳng hạn thời tiết xấu, phải bay chờ trên không mà chưa hạ cánh được, hoặc phải chuyển hướng hạ cánh ở sân bay thứ ba thì dĩ nhiên lượng nhiên liệu phải lấy nhiều hơn”. Theo Thủy, cũng không thể cứ lấy thật nhiều nhiên liệu mang theo là ổn, vì chở thêm 1 tấn nhiên liệu sẽ phải bớt ra một khối lượng hàng hóa tương ứng, chưa kể máy bay chở nặng sẽ càng tốn xăng hơn.

Nhạy bén, quyết đoán, chính xác, bản lĩnh và tỉnh táo - đó là phẩm chất cần có của một phi công. Năm năm thâm niên “bay lượn” trên bầu trời, Thủy may mắn chưa lần nào gặp phải sự cố đáng tiếc trong hành trình bay. Tuy nhiên, bất cứ phi công nào mỗi khi bước vào buồng lái cũng phải ở trong tâm thế sẵn sàng ứng phó với bất kỳ tình huống nào xảy ra, cho dù là xấu nhất, vì khi đó an toàn của chuyến bay - sinh mạng của mấy trăm hành khách - đều nằm trong tay của phi công, không thể cầu viện đến sự hỗ trợ nào từ bên ngoài khi đã ở trên chín tầng mây.

Thủy kể: “Trong quá trình huấn luyện, chúng tôi được học về lý thuyết và thao tác thực hành cách xử lý tình huống, chẳng hạn như với máy bay hỏng động cơ hay bị cháy động cơ thì phải thao tác thế nào để nhanh chóng dập tắt cháy, sau đó là tính toán, xử lý hạ cánh, khi đang bay nhưng hành khách gặp sự cố về sức khỏe thì làm sao... Lúc đó bạn phải tính toán rất nhanh bài toán về nhiên liệu để quyết định hạ cánh ở đâu an toàn và có lợi nhất”.

Khổ luyện

Để được tuyển chọn đào tạo thành phi công phải trải qua quá trình sàng lọc gắt gao. Không có sự ưu ái riêng nào dành cho phái nữ. Năm 2004, vừa tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân, Thủy đọc thấy mẩu tin tuyển nữ phi công, tiêu chuẩn khá đơn giản: cao từ 1,60m trở lên, nặng 48kg, có sức khỏe tốt. Thủy quyết định nộp đơn dự tuyển bởi từ trước tới giờ ít đau ốm, vậy chắc là khỏe, và cô cũng thích đi đó đi đây. Từ ATR-72, giờ Thanh Thủy đã chuyển sang lái Airbus. 

Sau này, khi đã vượt qua các vòng tuyển chọn và tham gia huấn luyện, Thủy mới thấm thía đòi hỏi đằng sau mấy chữ “có sức khỏe tốt” không hề đơn giản. Đó là yêu cầu tổng hợp cả về sức khỏe lẫn tâm lý. Trong kỳ thi tuyển đầu vào, thí sinh phải vượt qua năm vòng thi, gồm sơ tuyển lý lịch, khám sức khỏe tổng quát, phỏng vấn rồi khám sức khỏe chi tiết và thi toán - lý. Đợt đầu tiên có bảy thí sinh nữ vượt qua năm vòng thi này. Trong vòng một năm rưỡi tiếp theo, những người trúng tuyển được huấn luyện tại trung tâm huấn luyện bay của VNA. Thời gian này học viên được huấn luyện kỹ về thể lực, kiến thức trong ngành hàng không. Mỗi đợt kiểm tra thể lực quay ly tâm, thí sinh dang rộng chân tay và được cột chặt vào chiếc vòng trên quả cầu rồi máy sẽ đảo lộn quả cầu nhiều chiều để kiểm tra tiền đình, nhịp tim, huyết áp. Đây là thử thách không dễ vượt qua, nhiều thí sinh nam cao to vẫn bị nôn thốc nôn tháo, có người lả đi như sắp xỉu.

Cuối đợt, chuyên gia của Học viện Hàng không Pháp sang kiểm tra trình độ chuyên môn. Học viên phải vượt qua những thử thách khó khăn hơn. Tiếp đó là các bài thi tiếng Anh chuyên ngành, kiến thức hàng không, kiểm tra phản xạ, tư duy logic, độ nhạy cảm và quyết đoán để giải quyết những tình huống khẩn cấp. Cuối cùng, trong số các học viên được chọn qua Pháp đào tạo chỉ có hai học viên nữ.

Thêm hai năm khổ luyện tại Học viện Hàng không Montpellier (Pháp), Thủy lấy được tấm bằng tốt nghiệp phi công thương mại. Nhưng không phải cứ lấy bằng xong là được bay suốt đời. Phong độ, sức khỏe phi công luôn phải được kiểm tra thường xuyên và nghiêm ngặt. Khi đã bay thành thạo, mỗi năm mỗi phi công phải bay ít nhất hai lần trong buồng máy mô phỏng để thực hành ứng phó với những tình huống bất ngờ. Về chuyên môn mỗi năm kiểm tra hai lần, sức khỏe kiểm tra 1 lần/năm. Trong năm cũng có những đợt kiểm tra sức khỏe đột xuất không báo trước. Riêng phi công trên 40 tuổi thì kiểm tra sáu tháng/lần trong suốt cuộc đời bay.

Sau thời gian nghỉ sinh con trai đầu lòng, hiện Thủy đã đi làm lại. Để được tiếp tục bay, cô bắt buộc phải trải qua quá trình bay phục hồi, nghĩa là học ôn lại những kiến thức căn bản. Bay phục hồi là quy định bắt buộc dành cho phi công có thời gian bay bị gián đoạn vì bất cứ lý do gì gồm cả lý thuyết, thực hành xử lý tình huống, bay với mô hình bay và bay thực tế với giáo viên hướng dẫn. Khi nào được đánh giá đạt yêu cầu mới có thể trở lại vị trí phi công.

“Nhiều người bảo cảm giác được lái tàu bay lượn trên trời chắc là sướng lắm. Nhưng thật ra chúng tôi rất căng thẳng. Niềm vui lớn nhất là chuyến bay kết thúc an toàn. Mỗi lần tàu hạ cánh xuống đường băng mới thở phào nhẹ nhõm. Lúc đó chỉ mong chạy thật nhanh về nhà để làm những việc đơn giản, bình thường của một người mẹ như nấu cho con bữa cơm hay ôm con vào lòng” - Thủy tâm sự.
Đặt ve may bay Tet 2014 tại phòng vé Đất Việt ngay hôm nay nhận ngay ưu đãi

(Nguồn:news.zing.vn)
Read more…

Bộ trưởng kêu gọi các xếp đi vé máy bay giá rẻ

09:28 |
Tại hội nghị thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ngày 16-10 của Bộ GTVT, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã kêu gọi lãnh đạo các cục, vụ, viện, cơ quan đơn vị thuộc bộ từ nay hãy thực hành tiết kiệm bằng những hành động cụ thể như đi máy bay giá rẻ.

Bộ trưởng kêu gọi các sếp đi máy bay giá rẻ

Ông Thăng cho biết ngày 15-10, ông Thăng cùng phó chánh văn phòng bộ đi công tác từ TP.HCM về Hà Nội bằng máy bay của hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific (JP) với giá chỉ 2,5 triệu đồng/vé. Trong khi đó, nếu đi bằng máy bay của hãng khác sẽ tốn gần 12 triệu đồng khứ hồi.

Từ sự việc trên, ông Thăng nêu câu hỏi: “Đi công tác, tổ chức sự kiện khởi công, khánh thành, nếu giờ đó, tuyến đó cũng có máy bay giá rẻ thì sao lại không đi được?”.

Khuyến khích chứ không ra chỉ thị, văn bản

Đại diện JP cho biết Bộ trưởng Đinh La Thăng cùng một hành khách nữa đã mua vé máy bay của hãng trên chuyến bay BL798 từ TP.HCM về Hà Nội, khởi hành lúc 17g20 ngày 15-10 với loại vé có giá 2,5 triệu đồng/vé (vé đặt sát giờ bay).

Theo vị đại diện này, nguyên tắc bán vé máy bay giá rẻ phụ thuộc thời gian đặt vé sớm hoặc gần ngày bay, theo nguyên tắc mua vé càng sớm giá vé máy bay càng rẻ, mua sát giờ bay giá vé máy bay cao hơn.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Hồng Trường - thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải kiêm người phát ngôn của bộ trưởng - cho biết ông Thăng chỉ khuyến cáo trong hội nghị chứ không phải ra chỉ thị, văn bản về việc này.

“Thông thường những người có tiêu chuẩn đi máy bay thường đi đúng tiêu chuẩn được hưởng. Người không có tiêu chuẩn thường tìm mua vé giá rẻ để đi. Bây giờ bộ trưởng khuyến cáo người có tiêu chuẩn đi vé máy bay tìm loại vé rẻ hơn nếu có trên chặng bay, giờ bay để tiết kiệm cho ngân sách. Bởi vì đã có văn bản của Nhà nước quy định việc này nên không bắt buộc người có tiêu chuẩn phải hạ tiêu chuẩn được” - ông Trường cho biết.

Theo ông Trường, việc đặt vé giá rẻ phù hợp với những sự kiện, chuyến công tác có lịch trình từ sớm. Còn với những chuyến công tác đột xuất khó áp dụng vì phụ thuộc điều kiện, thời gian mua vé đến lúc khởi hành.

“Bộ trưởng khuyến khích đi vé giá rẻ là có hai ý: ngoài việc đi lại bằng vé rẻ, với lãnh đạo được tiêu chuẩn đi hạng thương gia cố gắng đi hạng vé phổ thông, đó cũng là một cách tiết kiệm. Vé hạng thương gia ở Bộ Giao thông vận tải chỉ có cấp thứ trưởng trở lên được đi chứ cấp cục, vụ chưa được” - ông Trường nói.

Về chủ trương vận động cán bộ, công nhân viên đi xe buýt mà Bộ trưởng Đinh La Thăng đề ra trước đây, ông Trường cho biết việc này là khuyến khích để mọi người tham gia nếu phù hợp với điều kiện và công việc của mình.

Tiết kiệm chi phí

Ông Lại Xuân Thanh, cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, cho biết trừ giá hạng thương gia của Vietnam Airlines (hơn 5 triệu đồng/vé chiều TP.HCM - Hà Nội) thì các hãng Vietnam Airlines, JP, VietJetAir đều có vé giá rẻ tùy theo lịch bay, thời gian đặt vé.

Ông Thanh cho biết tại hội nghị, Bộ trưởng Đinh La Thăng có dẫn câu chuyện trên và ý của bộ trưởng chỉ đạo là cán bộ, nhân viên của Bộ Giao thông vận tải chú ý tìm các vé giá rẻ khi đi công tác thay vì chọn mua ngay vé phổ thông.

Theo ông Thanh, hành khách đi máy bay dù của hãng giá rẻ hay hãng truyền thống thì việc kiểm soát về tiêu chuẩn an toàn với máy bay của các hãng đều theo tiêu chuẩn chung chứ không có sự phân biệt giữa các hãng.

“Về mặt kiểm soát, đảm bảo an toàn của Cục Hàng không với các hãng đều như nhau, mỗi chiếc máy bay đưa vào khai thác đều đảm bảo tiêu chuẩn an toàn chung” - ông Thanh cho biết thêm bản thân mình và các cán bộ của Cục Hàng không cũng nhiều khi đi công tác bằng vé giá rẻ. Bởi vì ngân sách cấp hằng năm đều có định mức khoán công tác phí, mỗi cán bộ được khoán định mức công tác phí theo từng năm không thể lúc nào cũng đi công tác bằng vé máy bay hạng phổ thông được.

Ngoài ra, ông Thanh cho biết vé máy bay giá rẻ, tiết kiệm thì giảm các dịch vụ gia tăng trong chuyến bay. Nhưng các dịch vụ này không quá cần thiết với các chặng bay nội địa ngắn. Điều đáng chú ý là để mua được vé giá rẻ sẽ có sự ràng buộc về thời gian mua vé và thời gian chuyến bay khởi hành nên phải rất chủ động trong lịch trình công tác để đặt vé.

“Trong bối cảnh ngân sách eo hẹp, định mức có hạn nên Cục Hàng không rất chú ý việc chủ động kế hoạch công tác để đặt vé máy bay giá rẻ nhằm tiết kiệm chi phí” - ông Thanh cho biết.

Chọn đi công tác bằng máy bay giá rẻ không khó

Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết tiêu chuẩn mua vé máy bay đi công tác trong nước được quy định rất cụ thể tại thông tư 97 của Bộ Tài chính ban hành năm 2010. Theo đó, hạng ghế thương gia (Business class hoặc C class) dành cho bộ trưởng và các chức danh tương đương, thứ trưởng và cán bộ lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,3 trở lên, phó trưởng các đoàn thể chính trị - xã hội ở trung ương, bí thư thường trực Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Còn hạng ghế thường dành cho các chức danh cán bộ, công chức còn lại. Theo một lãnh đạo Vụ Hành chính sự nghiệp, việc Bộ trưởng Đinh La Thăng khuyến khích công chức trong bộ này đi công tác bằng máy bay với giá vé rẻ là điều đáng hoan nghênh. Vì mục đích đi vé rẻ là để tiết kiệm chi phí cho ngân sách nhà nước. Thật ra, việc này là không quá khó khi có lịch làm việc cụ thể, bằng cách đi vào giờ thấp điểm và đặt vé sớm thay vì cận ngày.

L.THANH
(Nguồn: tuoitre.vn)
Read more…

ASEAN TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC HÀNG KHÔNG VỚI ẤN ĐỘ

14:09 |
Báo Business Standard (Ấn Độ) ngày 16.10 đưa tin các nước Đông Nam Á và Ấn Độ đang nỗ lực đẩy mạnh hợp tác thương mại và du lịch, đặc biệt trong lĩnh vực hàng không thương mại.

ASEAN tăng cường hợp tác hàng không với Ấn Độ

Tờ báo dẫn lời Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long kêu gọi thắt chặt thỏa thuận về vận chuyển hàng không giữa ASEAN với Ấn Độ. Hiện nay, Ấn Độ là 1 trong 10 nguồn khách du lịch Singapore hàng đầu của Đông Nam Á. Vì thế, việc hoàn thiện thỏa thuận hợp tác vận chuyển sẽ góp phần mở rộng giao thương, du lịch giữa 2 bên.

Thời gian qua, quan hệ thương mại ASEAN - Ấn Độ không ngừng được nâng cao. Theo kênh Channel NewsAsia (CNA), tại Hội nghị ASEAN - Ấn Độ diễn ra hồi đầu tháng ở Brunei, các thỏa thuận mậu dịch tự do trong lĩnh vực đầu tư và dịch vụ giữa hai bên đã được thống nhất.

Dự kiến, các thỏa thuận này sẽ được ký kết bên lề Hội nghị các bộ trưởng WTO diễn ra ở Bali (Indonesia) từ ngày 3 - 6.12. Đây là nền tảng quan trọng để tiến tới mục tiêu là thương mại song phương giữa ASEAN và Ấn Độ sẽ cán mức 100 tỉ USD vào năm 2015.

(Nguồn:thanhnien.com.vn)
Read more…

CÁC HÃNG HÀNG KHÔNG TÍCH CỰC BAY LẠI SAU BÃO

08:47 |
Các hãng hàng không cho biết những chuyến bay đến/đi từ sân bay Đà Nẵng và Huế đã được khai thác lại bình thường.

Các hãng hàng không tích cực bay lại sau bão

Trước số lượng hành khách bị ảnh hưởng khá lớn do bão, các hãng đã nỗ lực hết sức tập trung nguồn lực để hỗ trợ và giải quyết nhu cầu đi lại cho hành khách trên đường bay giữa TP.HCM/Hà Nội và Đà Nẵng, Huế

Hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) cho biết từ 22giờ ngày 15-10, hãng đã khai thác trở lại các đường bay từ hai sân bay này. Đại diện VNA cho biết ngày 16-10, VNA sẽ duy trì lịch bay như thường lệ tại tất cả các sân bay.

Đại diện VNA cho biết hãng đã bố trí thêm 6 chuyến bay trong ngày 16-10. Toàn bộ hành khách đã đặt chỗ trên các chuyến bay bị ảnh hưởng do bão trong các ngày 14&15-10 sẽ được VNA chuyển sang các chuyến trên.

Đại diện Hãng hàng không VietJet Air (VJA) cho biết ngay trong sáng 16-10 từ 6g45 phút đã khai thác trở lại chuyến bay TP.HCM-Đà Nẵng và TP.HCM- Huế lúc 7 giờ.

Đại diện Hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific Airlines (JPA) cho biết, từ đầu giờ chiều ngày 15-10, hãng đã bay trở lại các chuyến bay từ Đà Nẵng đi/đến TP.HCM và Hà Nội. Trong ngày 16-10 tại Vinh thời tiết vô cùng xấu, mưa to, gió lớn, tầm nhìn thấp nên tất cả các chuyến bay của hãng này từ TP.HCM đến Vinh đều bị hoãn. Đến 13g trưa 16-10, JPA cũng chưa có lịch vé máy bay chính thức trở lại Vinh. Đại diện JPA cho biết lịch bay ngày 16-10 cũng bị ảnh hưởng đáng kể vì việc hoãn chuyến bay đến Vinh.

(Nguồn: tuoitre.vn)
Read more…

AIRBUS GIÀNH HỢP ĐỒNG 9,5 TỈ USD TẠI NHẬT

08:44 |
Airbus bất ngờ có chiến thắng quan trọng khi giành được hợp đồng 9,5 tỉ USD hôm qua tại thị trường Nhật Bản, nơi mà đối thủ Boeing thống trị nhiều chục năm qua.

Airbus giành hợp đồng 9,5 tỉ USD tại Nhật

Hợp đồng của Airbus như gáo nước lạnh giội vào mặt hãng máy bay Mỹ Boeing. Dù là đối thủ của nhau trên thế giới nhưng Boeing chưa bao giờ phải cạnh tranh với Airbus tại Nhật. Hãng hàng không Nhật Bản (JAL), một trong những hãng hàng không lớn nhất tại nước này, chưa từng mua máy bay của Airbus và đối thủ lớn của họ là All Nippon Airways cũng chỉ sử dụng máy bay Boeing. Một số nhà phân tích cho rằng có lẽ Airbus đã giảm giá mạnh tay để thuyết phục JAL.

Theo thông cáo của hãng này, JAL đã đồng ý mua 31 chiếc máy bay thân rộng dòng A350 để thay thế dòng máy bay Boeing 777. Dòng A350 của Airbus được thiết kế tiết kiệm xăng hơn và là đối thủ trực tiếp với dòng 787 Dreamliner của Boeing. New York Times cho biết hợp đồng bao gồm 18 chiếc máy bay mới nhất của Airbus A350-900 với 314 ghế ngồi và 13 chiếc 350 ghế ngồi A350-1000. Thời gian giao hàng sẽ bắt đầu từ năm 2019. “Đây là đơn hàng lớn nhất của Airbus trong năm và lớn nhất từ trước đến nay tại thị trường Nhật Bản” - tổng giám đốc điều hành Fabrice Bregier của Airbus nói.

Theo hợp đồng, JAL cũng có thể lựa chọn mua thêm 25 máy bay Airbus nữa. Dòng máy bay tiết kiệm năng lượng A350 của Airbus hiện đã nhận được hơn 750 đơn hàng trên toàn cầu, đang đuổi gần dòng Dreamliner với 950 đơn hàng. Việc Airbus có được hợp đồng với JAL có thể giúp hãng này tiếp tục tăng doanh số ở Nhật Bản.

(Nguồn:tuoitre.vn)
Read more…

VIETJET AIR MỞ 3 ĐƯỜNG BAY MỚI

09:43 |
Hôm nay 15.10, VietJetAir khai trương 2 đường bay là Hà Nội - Huế và Hà Nội - Buôn Ma Thuột; đến ngày 1.11 sẽ khai trương đường bay TP.HCM - Quy Nhơn.

VietJet Air mở 3 đường bay mới

Các đường bay mới này được khai thác với tần suất 7 chuyến/tuần trong thời gian đầu. Hãng cũng cho biết sẽ mở bán vé khuyến mãi của 3 đường bay mới, với 10.000 vé máy bay giá chỉ 100.000 đồng.

(Nguồn: thanhnien.com.vn)
Read more…