Gần đây, chúng tôi liên tục nhận được các phản ánh của các nạn nhân bị lừa qua hình thức mua, bán vé máy bay giá rẻ của nhiều hãng hàng không, trong đó có cả Vietnam Airlines (VNA).
Xem thêm: thu tuc xin visa, ve may bay tet 2014, tour festival hoa, tour du lich tet 2014
Đây là hình thức “lừa đảo” mới cần sự vào cuộc của các hãng hàng không cùng cơ quan chức năng.
Vé bạc triệu thành giấy lộn!
Anh Lê Hiếu, sống ở TP HCM cho biết, vé máy bay Tết 2014 đã được các hãng Vietnam Airlines, VietJetAir, Jetstar… mở bán. Hành khách vẫn chuộng vé của VNA với ưu điểm giá vé tương đương nhưng có hành lý ký gửi tới 20kg, bay nhiều chuyến, nhiều chặng, ít thay đổi giờ bay.
Khách hàng đi máy bay được khuyến cáo là nên tự đặt mua
ve may bay để tránh lộ thông tin cá nhân tiếp tay cho lừa đảo
Tuy nhiên, hãng này lại có quy định hoàn vé, người hoàn chỉ mất phí 600.000 đồng. Lợi dụng kẽ hở này, một số đối tượng đã thực hiện việc rao bán vé Tết 2014 giá rẻ hơn bình thường.
Mức rao giá chỉ khoảng 2,6 triệu đồng/vé, bằng phân nửa giá vé máy bay của hãng rồi sau đó liên lạc với những người có nhu cầu.
Thủ đoạn chung là mua vé VNA hạng thương gia hoặc hạng phổ thông đúng ngày giờ và tên của khách, thực hiện thanh toán như thường và gửi vé để khách kiểm tra với tổng đài. Khách hàng kiểm tra thông tin trùng khớp và yên tâm vì đã có tấm vé Tết rẻ hơn bình thường. Vậy nhưng khách hàng đâu biết rằng, với số thông tin cá nhân mà mình đã cung cấp, kẻ lừa đảo sẽ gửi yêu cầu tới VNA yêu cầu hoàn vé và… nhận tiền bồi hoàn.
Việc hoàn vé được chấp nhận ngay lập tức trước các thông tin cần thiết mà hãng yêu cầu. Khi khách hàng ra sân bay, hoặc kiểm tra kỹ thông tin thì mới tá hỏa là tấm vé bạc triệu giờ chỉ là… giấy lộn.
Theo nhiều khách hàng thường xuyên đi máy bay thì các hãng như VietJetAir, Jetstar đã mua là không được hoàn, chỉ cho phép đổi tên. Và đây cũng là kẽ hở để không ít người “ăn quả đắng”.
Với VietJetAir và Jetstar, đối tượng lừa đảo cũng có thể bán vé giá rẻ hơn bình thường dù mua vé giá thường khoảng 3 triệu đồng. Sau khi bán vé cho khách, đối tượng sẽ chờ một thời gian ngắn và thực hiện đổi tên vé để bán cho người khác.
Mức phí chỉ mất chưa đến 310.000 đồng. Thậm chí chỉ với 1 vé máy bay, đối tượng lừa đảo có thể mua rồi bán lại sau đó đổi tên rồi bán cho nhiều nạn nhân cùng chung thủ đoạn nêu trên.
Ngày 13/11, anh Dương Vĩnh Trung, thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) đã phản ánh vụ việc liên quan đến “lừa đảo” mua vé máy bay nêu trên. Anh cho biết: “Tôi mua vé máy bay qua mạng tuyến TP HCM về TP Vinh vào ngày 26/01/2014 của VNA với giá chỉ có 2,6 triệu đồng. Người bán vé là cá nhân, họ đặt vé cho tôi. Tôi kiểm tra vé với tổng đài trên hệ thống online cho thấy mọi thông tin đều chuẩn xác.
Sau đó, vào ngày 5/11 tôi kiểm tra lại vé thì thấy vé đã bị hoàn trả cho người đặt mua - là người bán lại vé cho tôi. Số tiền mua đã được tôi chuyển vào tài khoản người bán, lúc này tôi mới ngã ngửa vì biết bị lừa. Tôi gọi lên VNA hỏi về tình trạng vé và điều kiện để tránh hoàn vé nhưng không được giải quyết”.
Cảnh giác với chiêu lừa mới
Điều đáng nói ở đây là các nhân viên phòng vé cho biết, để kiểm tra thông tin trên vé máy bay nhằm nắm được “số phận” chiếc vé không phải ai cũng làm được. Thậm chí, những người “thạo việc” mà không có các “thủ thuật” thì cũng khó kiểm tra được chiếc vé mình vừa mua có hợp lệ hay không. Trong trường hợp của anh Trung nêu trên, chỉ đến khi nhờ bạn thân làm ở phòng vé may bay tận TP HCM kiểm tra cho thì mới vỡ lẽ là vé đã bị hoàn.
Có trường hợp phòng vé lập ra chỉ để bán vé Tết sau đó biến mất… không dấu vết. Các nạn nhân không thể liên kết với nhau để tố cáo cơ quan chức năng. Do đó, nếu bắt buộc phải mua vé tại các phòng vé thì bạn nên chọn các phòng vé lớn, đã hoạt động lâu. Lừa vé máy bay giá rẻ nở rộ dịp cận Tết
Lê Hiếu, quản lý trang Baynhe.vn
Theo anh Trung, trong thời buổi khó khăn, rất nhiều người lao động phải nhịn ăn, ki cóp mãi mới dám mua vé máy bay để về quê ăn Tết nên khi mắc bẫy anh đã ngay lập tức lên tiếng để cảnh báo. “Nếu để người ta lâm vào cảnh ra sân bay rồi mới biết vé tiền triệu chỉ là giấy lộn mà họ không về quê ăn Tết được thì không gì khổ bằng”, anh Trung nói.
Vào đầu tháng 11, chị Nguyễn Thị Lan, quê Hương Sơn (Hà Tĩnh) làm việc tại Đăk Lăk cũng “ăn quả đắng”. Chị Lan nhờ chồng đặt mua vé máy bay qua mạng. Tiền đã thanh toán, một thời gian sau chưa thấy chuyển vé nên chị sốt ruột gọi điện mấy lần thì người bán lần lữa xin “khất” rồi sau đó tắt máy hẳn khiến chị không thể liên lạc được nữa.
“Cá nhân bán vé qua trang web đã tiếp cận tôi từ tháng 8, chẳng nhẽ họ lên kế hoạch lừa đảo công phu đến vậy. Lần trước chồng tôi mua thành công, những tưởng lần này cũng vậy, nào ngờ…”, chị Lan nói.
Theo anh Quý - nhân viên đại lý bán vé máy bay tại quận 1, TP HCM - khách hàng có nhiều cách để tự cứu mình. Theo đó, khi thấy giá vé rẻ bất thường thì nên kiểm tra kỹ. An toàn nhất là khách hàng tự trang bị cho mình và người thân hiểu rõ cách đặt vé để tự đặt vé.
Còn anh Lê Hiếu, quản lý trang Baynhe.vn thì đưa ra lời khuyên: “Khách hàng nên tự đặt vé thì mới có quyền sở hữu thực sự tấm vé đó. Thời gian đến Tết còn hơn 2 tháng, mỗi người đều có thể tự tay đặt những tấm vé cho riêng mình với giá khoảng 3.050.000 VND/vé và các hãng sẽ còn nhiều đợt tung vé Tết nữa chứ không phải là khan hiếm như mọi người lầm tưởng.
Các chặng ngắn về Quy Nhơn, Huế, Pleiku, Thanh Hoá,… chưa bán vé đại trà chứ không phải hết vé. Việc khách hàng có nhu cầu vé Tết và để lại số điện thoại liên hệ chắc chắn sẽ có nhiều người điện tới để mời chào mua vé. Việc giao dịch với một người chỉ liên lạc chủ yếu qua điện thoại, Facebook, quán cà phê… sẽ hoàn toàn bất lợi cho khách hàng khi sự cố xảy ra”.