Cuộc đại chiến truyền kiếp trên bầu trời giữa hai đại gia Airbus và Boeing chưa bao giờ hết nóng.
Trong suốt hơn 20 năm qua, những chiếc phi cơ phản lực của Boeing và Airbus đã làm bá chủ của bầu trời rộng khắp thế giới. Không một hãng nào khác có cơ hội được chen chân vào cuộc chiến không khoan nhượng giữa hai công ty này. Bất kỳ khi nào có cơ hội là mỗi bên lại tận dụng để hạ gục đối thủ và giành quyền thống trị bầu trời. Cuộc chiến dai dẳng này không thể kết thúc nhờ thiết kế máy bay hay sự hơn kém trong các đơn hàng, bởi lẽ hai công ty luôn không ngừng cải tiến kỹ thuật và giá. Đồng thời hai bên cũng lần lượt tố nhau trước WTO vì đã nhận hỗ trợ từ chính phủ hai bên.
Airbus - Máy bay là phải rộng
Hãng máy bay Airbus ra đời năm 1960.Tuy nhiên, công ty Airbus hiện tại chính thức được hình thành vào năm 1999, từ sự kết hợp của các nhà sản xuất máy bay, bao gồm Công ty An ninh hàng không và vũ trụ châu Âu (EADS), và Hệ thống BAE Anh Quốc. Tỷ lệ phân chia cổ phần ban đầu là EADS sở hữu 80% và BAE sở hữu 20%. Đến năm 2006, BAE đã bán số cổ phần của mình cho EADS.
Hiện tại có khoảng 63.000 người đang làm việc cho Airbus tại 16 cơ sở tại Đức, Anh, Tây Ban Nha và Pháp. Nhà máy lắp ráp sản xuất cuối cùng của Airbus đặt tại vùng Toulouse của Pháp, Hamburg của Đức và Seville của Tây Ban Nha. Kể từ năm 2009, Airbus đã mở thêm một nhà máy tại Tianjin, Trung Quốc, và nhiều chi nhánh tại Nhật, Ấn Độ và Mỹ. Airbus đã tạo ra dòng máy bay dân dụng đầu tiên trang bị đầy đủ hệ thống điều khiển điện tử kỹ thuật số - Airbus A320 và hiện tại hãng đang giữ kỷ lục sản xuất loại máy bay chở khách rộng nhất - Airbus A380.
Boeing - Máy bay nhẹ mới "mốt"
Năm 1910, William Boeing đã đặt nền móng đầu tiên cho ngành sản xuất máy bay, khi cho ra đời chiếc máy bay khung gỗ. Boeing đã sản xuất máy bay cho Mỹ trong suốt thế chiến thứ I và họ bắt đầu sản xuất máy bay khung kim loại từ những năm 1930 - 1940. Cho đến năm 1950, Boeing phát triển thế hệ đầu của máy bay động cơ phản lực. Một thập kỷ sau đó, Boeing ra mắt máy bay động cơ kép 737, chiếc máy bay mà sau đó đã trở thành mẫu đầu tiên của dòng máy bay nổi tiếng nhất của hãng.
Những năm 1970 là khoảng thời gian khó khăn của Boeing, cho đến khi Boeing 747, chiếc máy bay với số lượng ghế ngồi lớn nhất trên thế giới ra đời. Trong suốt thập kỷ 90, Boeing bắt đầu liên doanh với những lĩnh vực khác như an ninh và các chương trình vũ trụ. Tất cả các nhà máy của Boeing đều được đặt tại Mỹ, bao gồm các bang Alabama, Arizona, California, Kansas, Missouri, Pennsylvania, South Carolina, Texas and Washington.
Những mẫu máy bay thành công nhất hiện thời của Boeing là Boeing 747-8 và Boeing 777F. Bộ phận nghiên cứu và phát triển của Boeing thuộc nhóm dẫn đầu trong ngành công nghiệp hàng không vận tải, song vẫn cần phải cải tiến hơn nữa. Cuối cùng Boeing cũng trang bị hệ thống điều khiển điện tử kỹ thuật số, thay thế những thao tác điều khiển thủ công bằng những giao diện điện tử. Công nghệ này bổ sung thêm một đầu máy tính để tự động điều chỉnh và cân bằng mà không cần tác động từ phi công.
Boeing là hãng đầu tiên sử dụng vật liệu phức hợp cho máy bay, khiến trọng lượng của máy bay nhẹ hơn, sau đó, dù có hơi muộn nhưng Boeing đã sử dụng 50% là vật liệu phức hợp cho máy bay 787 Dreamliner. Boeing hiện đang nghiên cứu để sử dụng ít nhất là 53% vật liệu phức hợp cho máy bay của hãng.
Mỗi hãng lại sử dụng động cơ từ nhiều nhà sáng chế khác nhau. Kể từ model 737 - 300, Boeing đã lựa chọn General Electroníc, trong khi Airbus thì gắn liền với Rolls-Royce kể từ đời máy A340-500.
Airbus A380 vs. Boeing 747: Tôi tiết kiệm hơn
Hai đối thủ cạnh tranh này không quá khác biệt về kích thước. Chiếc A380 cao 8,4m và rộng 7,15m trong khi chiếc 747 thì cao 7,81m và rộng 6,5m. Mỗi công ty lại khẳng định được ưu thế riêng biệt và vượt trội của mình. Airbus nói rằng chiếc A380 tiêu thụ năng lượng ít hơn khoảng 8% tính trên mỗi hành khách so với chiếc 747, A380 còn cần đường băng ngắn hơn khoảng 17% để có thể cất cánh và hạ cánh. Chiếc A380 cũng có một khoang rộng 478 m2 rộng hơn một nửa so với chiếc 747-8.
Tuy nhiên, Boeing lại khẳng định rằng chiếc 747-8 nhẹ hơn đến 10% tính trên mỗi ghế và tiết kiệm được 11% tiêu thụ năng lượng tính trên mỗi hành khách. Hãng cũng nói rằng chiếc 747-8 còn tiết kiệm được 21% trong chi phí cho một chuyến bay và tỉ lệ tiết kiệm cho mỗi dặm bay là hơn 6% tính trên một hành khách.
Dẫn lời từ các khách hàng của hai hãng máy bay, CEO của hàng không Singapore, ông Chew Choong Seng đã đồng tình với Airbus khi lên tiếng rằng, chiếc A380 đã có những thể hiện tốt hơn hẳn so với các máy bay khác, tiết kiệm được 20% tiêu thụ năng lượng tính trên mỗi hành khách, hiệu quả hơn hẳn chiếc 474-400.
Tuy nhiên, ông Time Clark của hãng hàng không Emirates lại nói rằng chiếc A380 lại tiết kiệm năng lượng hơn khi sử dụng Mach 0,86 so với khi dung Mach 0,83. Những nhà quan sát đã nhận ra rằng chiếc A380 bớt gây tiếng ồn hơn đến 50% so với chiếc 747-400 khi cất cánh.
Những máy bay bán chạy nhất qua số liệu
Kể từ khi Airbus trở thành đối thủ đáng gờm của Boeing từ năm 1974, Airbus đã bán được 15.559 chiếc máy bay tính đến thời điểm hiện tại. Chiếc máy bay đầu tiên của Airbus, A300 đã được sản xuất và bán ra trong suốt 34 năm, chiếc đầu tiên xuất xưởng năm 1974, cho đến đời cuối cùng là vào năm 2007. Cầu của A320 ở mức cao, với 5.755 đặt hàng từ 1988 đến hiện tại. Tiếp theo là cầu về những đời máy khác của A330 mà vẫn còn đang được sản xuất với 1.106 chiếc đã được bàn giao, bên cạnh chiếc A340 và 377.
Boeing 737 vẫn còn nhận được số lượng lớn đặt hàng kể từ năm 1974 cho đến nay, trong đó có khoảng 7.755 chiếc đã được bàn giao. Riêng với dòng 747, đã có 1.474 chiếc được sản xuất và bàn giao, dòng 777 cũng có 1.139 chiếc được bán ra.
Tính về model máy bay vẫn còn được sử dụng đến bây giờ, theo như Số liệu điều tra hàng không thế giới năm 2013: Hãng Boeing vẫn còn 148.717 chiếc đang được sử dụng, trong đó có 109 chiếc 727, 5.438 chiếc 737, 627 chiếc 747, 855 chiếc 757, 821 chiếc 767, 1.094 chiếc 777 và 84 chiếc 787. Hãng Airbus có 234 chiếc A300, 84 chiếc A310, 5.170 chiếc A320, 927 chiếc A330 và 106 chiếc A380.
Những hãng hàng không hàng đầu ưa chuộng máy bay nào?
Nhiều hãng hàng không sử dụng đồng thời cả Airbus và Boeing. Một vài hãng hàng không lớn nhất thế giới sử dụng đồng thời sản phẩm của Airbus và Boeing. Hãng hàng không Delta Airline thống kê số lượng hành khách được chuyên chở trong năm ngoái là 164,6 triệu lượt. Hãng hiện tại sở hữu 57 chiếc A319, 69 chiếc A320 và 28 chiếc A330. Họ thậm chí còn mua nhiều máy bay Boeing hơn với 6 chiếc 717, 87 chiếc 737, 116 chiếc 747, 1360 chiếc 757, 95 chiếc 767 và 18 chiếc 777. Hiện tại hãng đang đặt thêm một chiếc 787 và dự kiến bàn giao vào năm 2020.
FedEx được ghi nhận chuyển phát số lượng hàng hoá nhiều nhất trong năm ngoái. Hãng vận chuyển này cũng gần như cân bằng số lượng máy bay mua từ Airbus và Boeing. Đội bay của hãng bao gồm 71 chiếc A300, 30 chiếc A310 của Airbus, 77 chiếc Boeing 75, một chiếc 767 và 24 chiếc 777.
Tuy nhiên, FedEx cũng đang đặt thêm 43 chiếc 757, 49 chiếc 767 và 19 chiếc 777. Hãng hàng không United đang đứng đầu về số lượng điểm đến với con số 399 điểm đến. Hãng đang sở hữu 55 chiếc A319, 97 chiếc A320, và còn đang đặt thêm 16 chiếc nữa cho dòng A319, 14 chiếc cho dòng A320 và 35 chiếc cho dòng A350. Số lượng máy bay Boeing mà hãng này sở hữu lần lượt là 248 chiếc 737, 24 chiếc 747, 144 chiếc 757, 561 chiếc 767, 74 chiếc 777 và 7 chiếc 787.
Ba hãng hàng không này chỉ là một số nhỏ trong số vô vàn hãng hàng không khác đang hoạt động trên toàn thế giới. Vì thế, không thể nói chính xác về hãng máy bay nào đang dành được thượng phong trong cuộc chiến không khoan nhượng, không hồi kết giữa hai người khổng lồ, Airbus và Boeing.
(Nguồn:news.zing.vn)