Bạn thích sông nước miền Tây và thích khám phá nền ẩm thực độc đáo nơi đây. Tết , đa phần người dân nhập cư ở các thành phố lớn về các vùng quê để “ăn Tết”. Nếu là người con của miền Tây, chắc bạn cũng muốn tìm về quê hương để thưởng thức các món ngon đậm hương vị ngày Tết. Nhưng nếu bạn là người ở vùng miền khác cũng có thể về miền Tây để ăn Tết và thưởng thức các món ngon. Với đặc trưng sông nước miệt vườn, lịch sử khai hoang khẩn đất từ bao đời đã hình thành nên văn hóa ẩm thực vô cùng đặc sắc ở miền Tây. Ở đây có rất nhiều món ngon dân dã mà bạn sẽ có cơ hội thử nếu đi du lịch miền Tây vào dịp Tết.
Món cá chạch kho nghệCá chạch là loại cá to bằng ngón chân cái, mình dẹp, đầu nhọn, dày cỡ 2-3 tấc, dài khoảng 20 – 30 cm. Cá chạch thường ăn các vật có trong đất hoặc bọt nước và thường được xem là loài cá sạch do vậy người ta ít làm ruột như các loài cá khác. Để chế biến món này, người ta rửa các chạch sạch, để ráo nước sau đó sắp vào thau hoặc dĩa. Tiếp đến là công đoạn tẩm ướp gia vị cho cá như muối, đường, bột ngọt, bột nêm, ớt băm nhuyễn. Sau khi cá thấm gia vị, cá được bỏ vào ơ đất, cho nước dừa vào kho rêu. Lửa để riu riu cho cá thấm gia vị. Khi da cá răn lại, nước trong nồi đất hơi sôi sôi thì cho bột nghệ vào. Nghệ nấu phải là nghệ thật thì cá mới ra màu đẹp và thơm phức. Rau sống ăn kèm với món này là chuối chát, khế chua, đọt cóc, mù ôm, cà chua, ngò gai, dưa cải… Khi ăn món này có thể cho vào 1 miếng chanh cho dịu bớt mùi nghệ. Món cá chạch kho nghệ ăn với cơm nóng giữa thời tiết lành lạnh của ngày Tết quả là tuyệt vời.
Cá chạch kho nghệ, món dân dã ở miền Tây nhưng rất thơm ngon và hấp dẫn
Món lươn um lá nhàuĐể làm món này người ta chọn lươn đồng to, còn sống. Để chế biến muốn lươn sạch phải dùng nước sôi pha ấm để cạo sạch lớp nhớt bên ngoài. Đương nhiên là phải đập đầu cho lươn chết, điều này chỉ có những ai dạn tay mới có thể làm được. Làm sạch ruột lươn, chè phèn và cho 1 ít giấm vào cho thật sạch nhớt. Cách làm dân gian là lấy lá ngái, lá chuối tươi vò, tuốt trên thân lươn cũng rất sạch. Chuẩn bị gia vị hành tiêu, ớt tỏi. Chọn khoảng 10 lá nhàu tươi non không bị sâu, úa xếp dưới đáy nổi (hoặc chảo). Cho vài tép sả đã đập dập. Bỏ lươn lên và tiếp tục để 1 lớp lá nữa trên mình lươn.
Chảo bắc nóng, cho 1 muỗng canh mỡ heo, khử sả và tỏi rồi cho lương vào chiên sơ thật nhanh. Sau đó lấy ra sắp vào nồi um, phủ lá nhàu lên. Nước giảo (nước cốt nhì) dừa khô và nửa chén tương hột đổ vào nồi đun lửa liu riu. Tiếp đến cho vài lá sả vào cột gọn. Vẫn để nắp xoong như hơi hé hé cho có chỗ thoát hơi. Khoảng 5 phút, khi thấy da lươn hơi nhăn thì cho nước cốt đặc vào. Cho bột nghệ, ngũ vị hương, muối ăn, bột nêm, bột ngọt vào nước cốt. Nấu thêm chút nữa khi thấy da lươn nứt nhẹ thì bắc nồi um xuống. Lươn gắp ra dĩa, cho vào rau om xắt nhuyễn, đậu phộng rang giã nhỏ. Nước chấm ăn kèm là nước cốt dừa, thêm muối, bột ngọt và sả bằm. Đây là món ăn ngon mà một số du khách đi
Tour du lịch miền Tây đã từng có dịp nếm thử.
Lươn um lá nhàu, món ăn nhiều chất bổ dưỡng
Món lẩu cá ngát nấu bầnCá ngát nhìn giống cá trê trắng nước ngọt. Người miền Tây hay nấu lẩu cá ngát với trái bần dốt. Cá ngát làm sạch, cắt khúc và để ráo. Nước nấu lẩu nêm nếm cho vừa ăn. Khi nước sôi cho vài trái bần dốt vào nồi, chờ 5 phút vớt bần ra tô, tán nhuyễn, lược bỏ hột và vỏ để lấy độ chua. Cho nước cốt bần vào lại trong nồi và nêm nếm vừa ăn. Cá ngát đã chuẩn bị sẵn cho vào nổi, đợi nước sôi lên thì cho rau vào. Thêm các loại rau như ngò om, lá quế, cần để cho thơm mùi. Rau để ăn lẩu cá ngát trái bần thường là bạc hà, rau muống, cù nèo, chuối ghém… Nếu muốn cay thì cho vào vài trái ớt hiểm xanh đập dập hoặc sả bằm vào cho thơm. Lẩu cá ngát nấu bần làm phong phú thêm các món lẩu ở miền Tây mà du khách đi Tour miền Tây thường tìm để thưởng thức.
Lẩu cá ngát nấu bần, món ngon độc đáo ở miền Tây
Món chù ụ nướngỞ miền Tây có 1 loài có tên là chù ụ. Chù ụ thuộc họ nhà cua, thân hình vuông thường bằng cỡ chiếc nem. Con chù ụ có 2 càng khá to so với thân hình của nó. Ngoài ra còn có 3 ngoe, 1 chèo giống như cua. Con chù ụ có thể cho người miền Tây nhiều món ăn ngon trong đó có món chù ụ nướng. Chù ụ sống rửa sạch, bỏ lên vỉ, than cháy ở dưới làm chín đều 2 bên. Khi chín chù ụ có màu đỏ bầm trông rất ngon. Chù ụ có thể ăn kèm với chút rau răm cho thơm. Chù ụ chấm muối ớt hoặc muối tiêu chanh thì không gì ngon bằng. Ngoài ra người miền Tây cũng thường luộc chù ụ như luộc cua, ghe, hấp bia, rang me, rang muối, kho nghệ… cũng đều cho ra những món ăn được chế biến từ chù ụ rất ngon.
Ngoài ra đến vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày Tết còn có thể thưởng thức món cá lóc nướng cuốn lá sen, đuông dừa chiên xù, canh chua cá lóc kho tộ v.v.. Bên cạnh các món ăn truyền thống vào ngày Tết như dưa kiệu, dưa món, bánh chưng, bánh tét, trứng vịt kho tàu, thịt kho măng v.v.. thì khi tham gia các Tour du lịch miền Tây Tết Nguyên đán, du khách còn có nhiều cơ hội để thử các món ăn ngon dân dã khác ở miền Tây.
Nguồn:
http://dulichvietvui.com.vn/blog/tet-nguyen-dan-ve-mien-tay-thuong-thuc-cac-mon-an-ngon.html