Hiện tại, các hãng hàng không giá rẻ châu Á đang nỗ lực cải tiến, giảm thiểu chi phí, mở rộng đường bay và thậm chí “thay tên đổi họ” để phát triển mạnh mẽ hơn.
Rầm rộ hàng không giá rẻ Châu Á
Vừa qua, theo CNN, sau khi giải thể liên doanh ANA-AirAsia, AirAsia Nhật Bản đã đổi tên thành Vanilla Air. Tiger Airways của Singapore cũng đã giới thiệu logo cùng tên mới là TigerAir. Để phát triển bền vững, các hãng hàng không giá rẻ (LCC) châu Á đang theo đuổi những chiến lược rất bài bản. Điển hình như việc lựa chọn đặt mua máy bay.
Chẳng như người ta nghĩ là các LCC chỉ mua máy bay giá rẻ chất lượng thấp, ngược lại những hãng hàng không giá rẻ thường mua máy bay có chất lượng để giảm thiểu các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động.
Nhờ đó, duy trì được mức chi phí thấp. Ví dụ, Jestar Hồng Kông, đang chờ chính phủ phê duyệt và dự kiến ra mắt vào cuối năm nay, đã sẵn sàng với đội bay 18 chiếc Airbus 320 - 200 hoàn toàn mới. Lâu nay, hầu hết các công ty con của Jestar đều trang bị máy bay có tuổi đời không quá 4 - 5 năm. Tương tự, hãng hàng không giá rẻ AirAsia, có trụ sở đặt tại thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia), có đến 141 chiếc Airbus A320 với độ tuổi trung bình chỉ 3 năm.
Bên cạnh đó, các hãng còn rút ngắn thời gian nghỉ của các máy bay, tất nhiên vẫn tiến hành kiểm tra theo đúng tiêu chuẩn, để gia tăng số lượng chuyến bay. Trong khi các hãng hàng không truyền thống mất đến 90 phút để máy bay xuất phát trở lại thì các LCC chỉ cần 25 - 40 phút. Nhờ đó, tần suất chuyến bay được gia tăng đáng kể, giúp hiệu quả doanh thu cao hơn.
Hiện nay, hàng không châu Á đang được hứa hẹn sẽ phát triển chóng mặt trong thời gian tới, vượt qua cả Mỹ để trở thành thị trường lớn nhất. Theo số liệu dự báo của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), đến năm 2030, lưu lượng hành khách châu Á đạt 4,88 tỉ mỗi năm, trong khi Mỹ chỉ ở mức 2,376 tỉ. Đây là một sự thay đổi rất lớn khi vào năm 2009, con số trên của Mỹ là 1,467 tỉ còn châu Á chỉ 1,402 tỉ.
Vì thế, các LCC cũng đang hứa hẹn cơ hội khai thác tiềm năng của thị trường châu Á. Trong đó, tại Đông Nam Á, LCC chiếm đến 56 - 57% tổng số chỗ ngồi của hành khách đi lại bằng máy bay. Thế nhưng, tại khu vực Đông Bắc Á thì tỷ lệ này mới chỉ đạt 9%, nên các LCC ở đây càng có cơ hội phát triển hơn. Có thể vì lý do này mà Jeju Air của Hàn Quốc năm ngoái có lợi nhuận tăng đến 960% so với năm trước đó.
Xem thêm kinh nghiệm săn vé máy bay giá rẻ để đặt vé máy bay đi Singapore hay du lich Phu Quoc sắp tới !