Người mở màn cho trào lưu sắm máy bay riêng là Đoàn Nguyên Đức - ông chủ của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Nối tiếp là Cường Luxury, Kiên "đầu bạc", Minh "nhựa" cũng gây sốt với trào lưu "tậu" xế hộp
Doanh nhân Việt với trào lưu sở hữu máy bay riêng, xế hộp
ÔNG CHỦ HOÀNG ANH GIA LAI - MỞ ĐẦU CHO TRÀO LƯU "TẬU" MÁY BAY RIÊNG Tại Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức - là người đầu tiên công khai chuyện mua máy bay riêng. Năm 2008, ông Đức bỏ 5,1 triệu USD mua chiếc máy bay hãng Beechcraft King Air 350. Chiếc máy bay này ban đầu được phi công nước ngoài lái, sau đó mới luân chuyển cho người Việt. Thời điểm đó, bầu Đức là một trong những doanh nhân có số tài sản “khủng” nhất, là người đứng đầu trong top 100 người giàu trên sàn chứng khoán Việt.
Đặt ve may bay đi du lich Singapore cùng với du lịch Đất Việt ngay hôm nay
Lý do bỏ hàng triệu USD để "tậu" máy bay, Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai cho biết để phục vụ công việc. Là người đầu tiên phong trào lưu doanh nhân mua máy bay riêng, ông Đức cho rằng, dùng phương tiện nào là sở thích của từng người, song khi mua cần tính đến mục đích sử dụng.
Chia sẻ trước những ý kiến trái chiều của dư luận về việc sắm máy bay, ông cho biết: “Tôi mua máy bay để giải quyết nhu cầu công việc chứ không phải mua về chỉ để thỏa cái sở thích cá nhân. Tôi không thừa tiền để mua máy bay chỉ để thỏa mãn cái thú vui ngắm cảnh”.
CHỦ TỊCH TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT SỞ HỮU CHIẾC MÁY BAY TRỊ GIÁ HÀNG TRIỆU USD Khi bầu Đức mua máy bay riêng, thị trường cũng râm ran thông tin một đại gia khác chuẩn bị mua phi cơ cho mình. Song phải đến năm 2010, thông tin về vị doanh nhân thứ hai bỏ hàng triệu USD để tậu máy bay mới chính thức được công bố.
Đó là Chủ tịch HĐQT tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long. Ông này đã bỏ ra hơn 17,4 tỷ đồng để sắm cho mình một chiếc máy bay phục vụ nhu cầu công việc. Thời điểm rót tiền mua phi cơ cũng là mốc đánh dấu một năm doanh nhân này lọt top 5 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt. Dù hợp đồng mua máy bay do Hòa Phát ký, song người chi trả các khoản tiền mua, thuê phi công, sân bay, bảo dưỡng, sữa chữa… do một mình doanh nhân này đứng ra thanh toán. Đến cuối năm 2011, ông chủ Hòa Phát đã đổi chiếc máy bay 6 chỗ sang loại 12 chỗ.
Theo một số nguồn tin, chiếc máy bay “đời đầu” của ông này đã được sang nhượng cho một công ty tại Hong Kong. Dù không lên tiếng, nhưng đúng là tại thời điểm tháng 11/2011, thị trường râm ran thông tin một cá nhân Việt Nam có nhu cầu bán máy bay riêng cho một công ty tại Hong Kong.
MINH “NHỰA” SỞ HỮU MỘT DÀN SIÊU XE KHỦNG Khi chiếc Bugatti Veyron - chiếc xe mơ ước của nhiều tỷ phú thế giới được cho là của Minh “nhựa” xuất hiện trên đường phố, nhiều người mới giật mình bởi độ chịu chơi của doanh nhân trẻ tuổi này. “Ăn đứt” những doanh nhân có chung sở thích về xe như Cường Đôla, Cường Luxury…, Minh “nhựa” là người hiếm hoi không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới có trong tay chiếc siêu xe giá 1,5-1,7 triệu USD.
Minh "nhựa" chính là chủ nhân của chiếc xe nói trên cùng với nhiều siêu xe khác, anh cũng là người thừa kế của công ty TNHH nhựa Long Thành. Không chỉ dám chi tiền để sở hữu siêu xe mơ ước của nhiều dân chơi thế giới, Phạm Trần Nhật Minh - Phó giám đốc công ty TNHH nhựa Long Thành còn là chủ nhân của hàng chục siêu xe khác. Tuy vậy, sự kiện đem về Việt Nam chiếc siêu xe Bugatti Veyron vốn nhiều người mê xe mơ ước mà chưa sở hữu được càng khiến cho “độ chơi” của Minh “nhựa” được khẳng định.
BẦU KIÊN- NGƯỜI SỞ HỮU 1 TRONG 4 CHIẾC PHANTOM RỒNG TẠI VIỆT NAM Năm 2012, trước thời điểm bị bắt và truy tố vì hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn gây hậu quả kinh tế nghiêm trọng, Nguyễn Đức Kiên xuất hiện tại sân Hàng Đẫy với chiếc Rolls Royce Phantom phiên bản "Year of Dragon 2012". Trên thế giới chỉ có 33 chiếc Phatom rồng, và chiếc của bầu Kiên là một trong 4 sản phẩm được nhập về Việt Nam. Giá mỗi chiếc Phantom rồng là 1,2 triệu USD, quy ra tiền Việt khoảng hơn 40 tỷ đồng đã bao gồm các loại thuế, phí.